Trẻ em bị tim bẩm sinh có được hưởng trợ cấp xã hội hay không? Trình tự xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em gồm những gì?
Trẻ em bị tim bẩm sinh có được hưởng trợ cấp xã hội hay không?
Trẻ em bị tim bẩm sinh có được huởng trợ cấp xã hội?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh chưa được xác định là khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
- Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
+ Người khuyết tật nặng.
- Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
+ Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
+ Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật
Gia đình trẻ em khuyết tật có quyền yêu cầu Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật theo quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH về xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật:
- Phương pháp xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Người khuyết tật 2010. Hội đồng quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư này và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
- Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này; phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ em và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
- Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này, phỏng vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH, thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật quy định cụ thể như sau:
- Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
+ Giấy khai sinh đối với trẻ em.
+ Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:
+ Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
+ Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
+ Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP;
+ Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
- Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại Mẫu số 02 Ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn:
"b) Trường hợp không đưa ra được kết luận về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật nhưng có các dấu hiệu khiến cho đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hàng ngày gặp khó khăn hoặc Hội đồng không thống nhất về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của trẻ em thì Hội đồng chuyển lên Hội đồng Giám định y khoa thực hiện xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật".
Mẫu số 02
Như vậy, trường hợp con gái chị được Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật là đúng quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày nội dung gì? Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của ai?
- Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất 2025? Làm tạm trú cần giấy tờ gì 2025? Đăng ký tạm trú là trách nhiệm của ai?
- Điều kiện cho phép thành lập trường trung học tư thục? Mức đầu tư để trường trung học tư thục phát triển hoạt động giáo dục?
- Thời hạn sử dụng Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương là bao lâu? Thẻ thanh tra bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Bảng giá đất Hà Nội mới nhất áp dụng từ 20/12/2024 theo Quyết định 71/2024 thay đổi như thế nào?