Trẻ chưa thành niên được quyền từ chối nhận di sản không? Trường hợp từ chối nhận di sản mà không có người thừa kế tài sản được xử lý như thế nào?
Trẻ chưa thành niên được quyền từ chối nhận di sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về từ chối nhận di sản như sau:
“Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
Như vậy, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản nếu việc từ chối nhận di sản đó không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành có quy định về người chưa thành niên tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Căn cứ từ quy định trên có thể thấy người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Mặt khác, tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau:
“Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”
Như vậy, người từ 15 tuổi đến 18 tuổi có thể từ chối nhận di sản, nếu việc từ chối nhận di sản này liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định thì cần phải có sự đồng ý của người đại diện và việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự này không được thực hiện với chính người đại diện hoặc với người thứ ba mà người này cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác nghĩa là nếu việc từ chối nhận di sản này liên quan đến người đại diện hoặc người thứ ba mà người này cũng là người đại diện thì sẽ không thực hiện được.
Tải về mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất 2023: Tại Đây
Trường hợp từ chối nhận di sản mà không có người thừa kế tài sản được xử lý như thế nào?
Trường hợp từ chối nhận di sản mà không có người thừa kế tài sản được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước."
Như vậy theo quy định trên trường hợp không có người thừa kế theo di chúc theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là bất động sản?
Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
"2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã."
Theo đó Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
"5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực."
Đối với di sản thừa kế là bất động sản theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:
"Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản."
Như vậy, di sản thừa kế là bất động sản thì thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không phụ thuộc vào nơi có bất động sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?