Tranh chấp trên thị trường điện lực bao gồm các tranh chấp nào? Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp là trong bao lâu?
Tranh chấp trên thị trường điện lực bao gồm các tranh chấp nào?
Theo Điều 1 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp trên thị trường điện lực sau đây:
1. Tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán điện, Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ giữa các đơn vị điện lực, trừ các hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
2. Tranh chấp khác trong hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Căn cứ trên quy định tranh chấp trên thị trường điện lực bao gồm các tranh chấp sau đây:
- Tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán điện, Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ giữa các đơn vị điện lực, trừ các hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
- Tranh chấp khác trong hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực là trong bao lâu?
Theo Điều 4 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định như sau:
Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp
Thời hiệu đề nghị giải quyết các tranh chấp quy định tại Điều 1 Thông tư này là một (01) năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà một trong các bên cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp bất khả kháng.
Căn cứ trên quy định thời hiệu đề nghị giải quyết các tranh chấp trên thị trường điện lực quy định tại Điều 1 Thông tư này là 01 năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà một trong các bên cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp bất khả kháng.
Tranh chấp trên thị trường điện lực bao gồm các tranh chấp nào? Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp là trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực như sau:
Trình tự giải quyết tranh chấp
1. Khi có tranh chấp trên thị trường điện lực quy định tại Điều 1 Thông tư này, các bên trong tranh chấp phải tiến hành đàm phán để tự giải quyết trong thời hạn sáu mươi (60) ngày.
2. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà hai bên không tự giải quyết được tranh chấp thì một bên hoặc hai bên có quyền trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực để giải quyết theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư này.
Căn cứ trên quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực được thực hiện như sau:
- Khi có tranh chấp trên thị trường điện lực quy định tại Điều 1 Thông tư này, các bên trong tranh chấp phải tiến hành đàm phán để tự giải quyết trong thời hạn sáu mươi (60) ngày.
- Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà hai bên không tự giải quyết được tranh chấp thì một bên hoặc hai bên có quyền trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực để giải quyết theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư này.
Lưu ý: Theo Điều 6 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực như sau:
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
1. Việc giải quyết các tranh chấp phải tuân theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán điện hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ đã ký, phải căn cứ vào nội dung Hợp đồng đã ký.
3. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Giấy phép hoạt động điện lực phải căn cứ vào nội dung và các quy định của Giấy phép đã cấp cho đơn vị điện lực.
Theo đó, việc giải quyết các tranh chấp trên thị trường điện lực phải tuân theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán điện hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ đã ký, phải căn cứ vào nội dung Hợp đồng đã ký.
- Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Giấy phép hoạt động điện lực phải căn cứ vào nội dung và các quy định của Giấy phép đã cấp cho đơn vị điện lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?