Trang thiết bị y tế được phân loại theo nguyên tắc nào? Kết quả phân loại trang thiết bị y tế có sai sót thì xử lý như thế nào?
Trang thiết bị y tế được phân thành các loại nào?
Theo Điều 4 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về các loại trang thiết bị y tế bao gồm:
"Điều 4. Loại trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
1. Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.
2. Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp.
3. Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao.
4. Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao."
Dựa theo quy định trên, ta thấy, trang thiết bị y tế được phân thành trang thiết bị y tế thuộc loại A, loại B, loại C và loại D tương ứng với mức độ rủi ro.
Phân loại trang thiết bị y tế dựa theo nguyên tắc nào?
Việc phân loại trang thiết bị y tế được thực hiện dựa theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 Nghị định 98/2021/NĐ-CP như sau:
- Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro.
- Trang thiết bị y tế chỉ có một mục đích sử dụng nhưng mục đích sử dụng đó có thể được phân loại vào hai hoặc nhiều mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất.
- Trang thiết bị y tế có nhiều mục đích sử dụng và mỗi mục đích sử dụng có mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất.
- Trong trường hợp trang thiết bị y tế được thiết kế để sử dụng kết hợp với một trang thiết bị y tế khác thì mỗi trang thiết bị y tế phải được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt.
Trường hợp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro là thiết bị, hệ thống thiết bị có tham gia vào quá trình xét nghiệm và các thuốc thử, chất chứng, chất chuẩn, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt nhưng kết quả phân loại phải căn cứ vào mức độ rủi ro cao nhất của mục đích sử dụng cuối cùng của tổng thể trang thiết bị y tế kết hợp đó. Các trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro là các sản phẩm khác tham gia hoặc hỗ trợ quá trình thực hiện xét nghiệm được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế về phân loại trang thiết bị y tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam là thành viên.
- Việc phân loại trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi cơ sở phân loại là cơ sở đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành.
Trang thiết bị y tế được phân loại theo nguyên tắc nào?
Kết quả phân loại trang thiết bị y tế có sai sót thì xử lý như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về việc thu hồi kết quả phân loại trang thiết bị y tế như sau:
- Các trường hợp thu hồi kết quả phân loại trang thiết bị y tế:
+ Kết quả phân loại sai làm giảm mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế;
+ Bản kết quả phân loại bị làm giả.
- Thủ tục thu hồi:
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về việc kết quả phân loại thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản thu hồi kết quả phân loại, trong đó phải yêu cầu cơ sở phân loại thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (nếu có) đồng thời hủy bỏ thông tin về kết quả phân loại trang thiết bị y tế đã bị thu hồi trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế.
Văn bản thu hồi kết quả phân loại được gửi cho cơ sở phân loại trang thiết bị y tế, Sở Y tế, Tổng cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu và được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế.
+ Sau khi nhận được văn bản thu hồi kết quả phân loại, cơ sở phân loại có trách nhiệm thu hồi toàn bộ các kết quả phân loại được ghi trong văn bản thu hồi, đồng thời phải chịu trách nhiệm giải quyết những hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
+ Sau khi nhận được văn bản thu hồi kết quả phân loại, cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc hồ sơ đăng ký lưu hành (sau đây gọi là hồ sơ cấp số lưu hành) có trách nhiệm rà soát các số lưu hành mà mình đã cấp. Trường hợp phát hiện trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị Bộ Y tế ban hành văn bản thu hồi, cơ quan đã cấp số lưu hành có trách nhiệm thực hiện thủ tục thu hồi số lưu hành đối với trang thiết bị y tế đó.
Như vậy, căn cứ quy định trên, trường hợp kết quả phân loại trang thiết bị y tế có sai sót làm giảm mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế thì Bộ Y tế sẽ ban hành văn bản thu hồi kết quả phân loại đồng thời hủy bỏ thông tin về kết quả phân loại trang thiết bị y tế đã bị thu hồi trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hải quan sẽ ấn định thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người khai thuế căn cứ tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế?
- Chủ sở hữu là gì? Chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu phải tuân thủ nguyên tắc nào theo quy định?
- Xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa là bước thứ mấy trong việc lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Mẫu Kế hoạch tổ chức Noel cho trẻ mầm non vui vẻ, thú vị? Lưu ý khi tổ chức Noel cho trẻ mầm non? Trẻ em trường mầm non có quyền gì?
- Đối tượng miễn thu tiền dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo Thông tư 33/2024 thế nào?