Trang thiết bị tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên khi tổ chức tập luyện và thi đấu cần được trang bị như thế nào?
- Tổ chức tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên cần chuẩn bị cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu như thế nào?
- Trang thiết bị tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên khi tổ chức tập luyện và thi đấu cần được trang bị như thế nào?
- Mật độ tập luyện, hướng dẫn tập luyện và cứu hộ khi tổ chức Leo núi tự nhiên được quy định như thế nào?
Tổ chức tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên cần chuẩn bị cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu như thế nào?
Leo núi tự nhiên là một trong 02 hình thức leo núi thể thao theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL và Điều 1 Quyết định 4372/QĐ-BVHTTDL năm 2018 quy định về cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu đối với Leo núi tự nhiên như sau:
Cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu đối với Leo núi tự nhiên
1. Vách leo
a) Vách leo đối với leo dẫn đường và leo với dây neo sẵn:
Các tuyến leo được cố định sẵn trên vách leo, các chốt an toàn được lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn Leo núi Quốc tế.
b) Vách leo đối với leo khối đá:
- Bảo đảm chiều cao không vượt quá 4,5m và có đệm bảo hộ dưới đất được đặt trên địa hình bằng phẳng;
- Đối với độ cao từ 3m trở xuống: đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 12cm và có tính đàn hồi;
- Đối với độ cao từ 3m đến 4,5m: đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 20cm và có tính đàn hồi.
2. Có bảng nội quy theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này và bảng chỉ dẫn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực leo. Nội dung bảng chỉ dẫn quy định về bản đồ khu vực leo, vạch giới hạn khu vực leo, số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý leo và cách thức liên lạc khi cần thiết.
Trong đó, tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL giải thích như sau:
Leo dẫn đường (Lead) là hình thức leo có sử dụng dây bảo vệ, người leo mang theo dây từ dưới, vừa leo lên cao vừa móc dây vào các chốt bảo vệ được lắp cố định sẵn trên tuyến leo.
Leo với dây neo sẵn (Top-Rope) là hình thức leo có sử dụng dây bảo vệ được cố định sẵn từ trên đỉnh tuyến leo.
Leo khối đá (Bouldering) là hình thức leo theo các tuyến leo ngắn, không sử dụng dây bảo vệ mà sử dụng các tấm đệm bảo hộ dưới đất.
Như vậy, cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu đối với Leo núi tự nhiên như sau:
- Vách leo đối với leo dẫn đường và leo với dây neo sẵn:
+ Các tuyến leo được cố định sẵn trên vách leo, các chốt an toàn được lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn Leo núi Quốc tế.
- Vách leo đối với leo khối đá:
+ Bảo đảm chiều cao không vượt quá 4,5m và có đệm bảo hộ dưới đất được đặt trên địa hình bằng phẳng;
+ Đối với độ cao từ 3m trở xuống: đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 12cm và có tính đàn hồi;
+ Đối với độ cao từ 3m đến 4,5m: đệm bảo hộ dưới đất dày ít nhất 20cm và có tính đàn hồi.
- Có bảng nội quy quy định về giờ tập luyện, trang phục tập luyện và biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và thi đấu và bảng chỉ dẫn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực leo.
Nội dung bảng chỉ dẫn quy định về bản đồ khu vực leo, vạch giới hạn khu vực leo, số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý leo và cách thức liên lạc khi cần thiết.
Trang thiết bị tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên khi tổ chức tập luyện và thi đấu cần được trang bị như thế nào? (Hình từ Internet)
Trang thiết bị tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên khi tổ chức tập luyện và thi đấu cần được trang bị như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định về trang thiết bị tập luyện và thi đấu như sau:
Trang thiết bị tập luyện và thi đấu
1. Có giầy leo núi chuyên dụng, dây leo núi, đai bảo hiểm, móc leo, thiết bị hãm, móc khóa carabiner, mũ bảo hiểm chuyên dụng, túi phấn, dây phụ trợ tùy theo loại hình leo núi. Các thiết bị leo núi phải đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn leo núi quốc tế.
2. Bảo đảm thông tin liên lạc giữa người tập leo núi, người hướng dẫn tập luyện với bộ phận điều hành tại địa điểm tập luyện, thi đấu và cơ sở y tế.
Như vậy, khi tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên phải có giầy leo núi chuyên dụng, dây leo núi, đai bảo hiểm, móc leo, thiết bị hãm, móc khóa carabiner, mũ bảo hiểm chuyên dụng, túi phấn, dây phụ trợ tùy theo loại hình leo núi. Các thiết bị leo núi phải đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn leo núi quốc tế.
Đồng thời, bảo đảm thông tin liên lạc giữa người tập leo núi, người hướng dẫn tập luyện với bộ phận điều hành tại địa điểm tập luyện, thi đấu và cơ sở y tế.
Mật độ tập luyện, hướng dẫn tập luyện và cứu hộ khi tổ chức Leo núi tự nhiên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 28/2018/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Mật độ tập luyện, hướng dẫn tập luyện và cứu hộ
1. Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 15 người trong 01 giờ học.
2. Có nhân viên cứu hộ thường trực, bảo đảm 15 người tập có 01 nhân viên cứu hộ.
Theo quy định trên, mỗi người hướng dẫn tập luyện Leo núi tự nhiên hướng dẫn không quá 15 người trong 01 giờ học.
Có nhân viên cứu hộ thường trực, bảo đảm 15 người tập có 01 nhân viên cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?