Trang phục hải quan chống buôn lậu như thế nào? Các dấu hiệu đặc trưng của phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan là gì?
Trang phục hải quan chống buôn lậu như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định về trang phục hải quan chống buôn lậu như sau:
Trang phục hải quan
...
5. Trang phục chống buôn lậu
a) Áo dài tay:
Màu sắc: Xanh rằn ri.
Cổ áo: cổ Đức; mỗi bên vai áo được may đường đai cài hình chữ nhật thuôn nhọn về phía chân cổ áo, chiều rộng đai phía vai áo có kích thước 40 mm, chiều rộng đai phía cổ áo có kích thước 30 mm, chiều dài đai có kích thước 125 mm, độ chếch đầu nhọn 15 mm.
Tay áo: Dài tay, có măng séc, mặt trong có đai để điều chỉnh độ dài ngắn; tay trái thêu biểu tượng Hải quan.
Thân trước nẹp bong, đính cúc bấm kim loại; 02 túi ngực ốp nổi sử dụng cúc bấm kim loại; áo nam có thêm 02 túi chìm kéo khoá.
Thân sau: Có cầu vai, trên cầu vai thêu dòng chữ “VIETNAM CUSTOMS” màu vàng, phía dưới may 03 đường gân nổi.
b) Áo ngắn tay: Tương tự áo dài tay nhưng tay áo ngắn, cửa tay may nẹp.
c) Quần:
Màu sắc: Xanh rằn ri như áo dài tay.
Cạp quần 02 bên sườn có chun, có đỉa đeo thắt lưng.
Thân quần trước được cắt rời may nối phần gối để dễ cử động, di chuyển; thân trước: 02 bên sườn có 02 túi chéo dọc, thân trên có 02 túi ốp nổi; thân sau có 02 túi hậu may ốp nổi. Các nắp túi dùng khuy bấm kim loại.
Gấu quần: Có khuy và khuyết dây để định vị độ rộng của ống quần.
d) Áo thun cộc tay và dài tay: Màu cỏ úa, cổ tròn.
đ) Áo gió: Chất liệu chống thấm nước, màu xanh rằn ri như áo dài tay, có mũ, khoá kéo, thân trước có 04 túi ốp nổi.
...
Anh có thể tham khảo về trang phục của lực lượng hải quan chống buôn lậu từ quy định trên hoặc hình ảnh dưới đây.
Trang phục hải quan chống buôn lậu như thế nào? (Hình từ Internet)
Chứng minh hải quan có hình dáng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định về chứng minh hải quan như sau:
Chứng minh hải quan
Chứng minh hải quan hình chữ nhật, dài 86 mm, rộng 54 mm, dày 0,76 mm (+/- 0.05 mm) được làm bằng chất liệu nhựa. Hai mặt của chứng minh hải quan được quy định như sau:
1. Mặt trước: Nền màu đỏ, có viền màu vàng xung quanh, phía trên có hàng chữ in hoa màu vàng “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Chính giữa có in biểu tượng hải quan, phía dưới là chữ in hoa màu vàng "CHỨNG MINH HẢI QUAN".
2. Mặt sau: Màu vàng nhạt, in hoa văn, ở chính giữa in chìm hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én màu trắng.
a) Bên trái từ trên xuống là hình biểu tượng hải quan, chiều cao 15 mm, chiều rộng 15 mm, ảnh của người được cấp chứng minh hải quan cỡ 2 cm x 3 cm, nền trắng, mặc trang phục hải quan xuân - hè, không đội mũ. Dưới ảnh có số chứng minh hải quan là số hiệu của công chức.
b) Bên phải từ trên xuống là chữ in hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” hàng dưới “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, chữ “CHỨNG MINH HẢI QUAN” được in màu đỏ, họ và tên, năm sinh, đơn vị, ngày tháng năm cấp chứng minh; chức danh người cấp chứng minh ký tên và đóng dấu.
Như vậy, chứng minh hải quan có hình dáng như sau:
+ Chứng minh hải quan hình chữ nhật, dài 86 mm, rộng 54 mm, dày 0,76 mm (+/- 0.05 mm) được làm bằng chất liệu nhựa.
+ Mặt trước: Nền màu đỏ, có viền màu vàng xung quanh, phía trên có hàng chữ in hoa màu vàng “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Chính giữa có in biểu tượng hải quan, phía dưới là chữ in hoa màu vàng "CHỨNG MINH HẢI QUAN".
+ Mặt sau: Màu vàng nhạt, in hoa văn, ở chính giữa in chìm hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én màu trắng.
a) Bên trái từ trên xuống là hình biểu tượng hải quan, chiều cao 15 mm, chiều rộng 15 mm, ảnh của người được cấp chứng minh hải quan cỡ 2 cm x 3 cm, nền trắng, mặc trang phục hải quan xuân - hè, không đội mũ. Dưới ảnh có số chứng minh hải quan là số hiệu của công chức.
b) Bên phải từ trên xuống là chữ in hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” hàng dưới “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, chữ “CHỨNG MINH HẢI QUAN” được in màu đỏ, họ và tên, năm sinh, đơn vị, ngày tháng năm cấp chứng minh; chức danh người cấp chứng minh ký tên và đóng dấu.
Các dấu hiệu đặc trưng của phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan là gì?
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định về dấu hiệu đặc trưng phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan như sau:
(1) Tàu thuyền:
a) Mạn tàu từ đường mớn nước thiết kế trở lên sơn màu xanh nước biển mã Ral 5013; phần thượng tầng từ mặt boong trở lên sơn màu xanh da trời mã Ral 5012; mặt boong sơn màu đỏ nâu.
b) Phần mạn khô dọc thân tàu sơn 02 dòng chữ: Dòng chữ in hoa “HẢI QUAN VIỆT NAM” màu trắng, có chiều dài dòng chữ tối đa bằng 1/3 chiều dài toàn bộ tàu, chiều cao phù hợp với kích thước của tàu; dòng chữ in hoa “VIETNAM CUSTOMS” màu trắng có chiều cao bằng 2/3 dòng chữ tiếng Việt và đặt cân đối chính giữa, phía dưới dòng chữ tiếng Việt.
c) Ký hiệu của tàu hải quan là 03 vạch nhận biết màu vàng mã Ral 1026 trên 02 mạn khô thân tàu, trong đó: Vạch thứ nhất đặt ở cuối mũi tàu giao với điểm đầu thân tàu, chếch 30° - 40°, tâm của vạch thứ nhất có sơn Biểu tượng Hải quan, chiều rộng của vạch thứ nhất tuỳ theo kích thước tàu; vạch thứ 2 và thứ 3 sơn song song với vạch thứ nhất và có chiều rộng bằng 1/2 vạch thứ nhất; chiều dài của các vạch bằng chiều cao mạn khô của thân tàu.
d) Biểu tượng hải quan được đặt ở mặt trước và phía trên hai bên thân cabin tàu ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của biểu tượng hải quan được thiết kế phù hợp với kích thước cabin.
đ) Biển số
Kích thước biển số tàu 35 cm x 100 cm (biển số 01); chiều cao chữ, số: 24 cm; chiều rộng chữ, số: 2,4 cm.
Màu sắc biển số: Biển số đăng ký không được làm rời mà sơn trực tiếp lên vỏ phương tiện; nền biển số: sơn màu đỏ; chữ, số và gạch ngang: sơn màu trắng.
Vị trí biển số: Biển số đăng ký được sơn tại 05 vị trí: 02 bên mạn mũi, 02 bên cabin và mạn tàu phía lái. Nếu mạn khô vùng mũi nhỏ hẹp thì sơn lên be chắn gió mạn mũi. Vị trí sơn ở nơi rộng, dễ quan sát (sử dụng biển số 01).
(2) Ca nô, xuồng máy:
a) Đối với ca nô, xuồng máy có vỏ bằng cao su màu sơn theo quy định của nhà sản xuất.
b) Đối với ca nô, xuồng máy có vỏ không phải cao su và được trang bị độc lập:
Màu sơn: Giống màu sơn của tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Phần mạn khô dọc thân ca nô, xuồng máy sơn 02 dòng chữ: Dòng chữ in hoa “HẢI QUAN VIỆT NAM” màu trắng, có chiều dài dòng chữ tối đa bằng 1/3 chiều dài toàn bộ phương tiện, có chiều cao phù hợp với kích thước của phương tiện; dòng chữ in hoa “VIETNAM CUSTOMS” màu trắng có chiều cao bằng 2/3 dòng chữ tiếng Việt và đặt cân đối chính giữa, phía dưới dòng chữ tiếng Việt.
Biểu tượng hải quan: Được đặt ở phía trên hai bên thân cabin ca nô, xuồng máy ở độ cao dễ quan sát. Kích thước của biểu tượng hải quan được thiết kế phù hợp với kích thước cabin.
c) Biển số
Kích thước biển số ca nô, xuồng máy: 30 cm x 80 cm (biển số 02); chiều cao chữ, số: 21 cm; chiều rộng chữ, số: 2,1 cm.
Màu sắc biển số: Biển số đăng ký không được làm rời, được sơn trực tiếp lên vỏ phương tiện; nền biển số: sơn màu đỏ; chữ, số và gạch ngang: sơn màu trắng.
Vị trí biển số: Biển số đăng ký được sơn tại 02 vị trí: 02 bên mạn mũi ở vị trí rộng, dễ quan sát (sử dụng biển số 02).
Đối với ca nô, xuồng máy có vỏ không phải cao su và được trang bị theo tàu: Thực hiện sơn màu, dấu hiệu đặc trưng và số hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng sử dụng số hiệu theo số hiệu tàu thuyền.
(3) Quy cách đặt biển số tàu thuyền, ca nô, xuồng máy:
Biển số cho tàu thuyền, ca nô, xuồng máy của lực lượng hải quan sẽ được đặt theo quy cách như sau: HQ “chỉ số đơn vị” “chỉ số chủng loại” “chỉ số phương tiện”, trong đó:
a) FIQ: Là nhóm chữ cái chỉ tàu thuyền, ca nô, xuồng máy thuộc ngành hải quan.
b) Chỉ số đơn vị: Gồm 02 chữ số được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Trường hợp có đơn vị cấp Cục Hải quan thành lập mới thì chỉ số đơn vị sẽ lấy từ số “37” trở đi. Trường hợp các Cục Hải quan được sáp nhập sẽ lấy chỉ số thấp nhất của đơn vị bị sáp nhập.
c) Chỉ số chủng loại: Gồm 02 chữ số, trong đó: “91” là phương tiện vận tải, tuần tra, “99” là phương tiện chở dầu, “01” là xuồng máy, ca nô trang bị độc lập (không theo tàu). Xuồng máy, ca nô trang bị theo tàu thì lấy biển số của tàu.
d) Chỉ số phương tiện: Gồm 02 chữ số, từ 01 - 99 chỉ số thứ tự phương tiện trang bị cho một đơn vị hải quan. Trường hợp chỉ số phương tiện của một đầu mối lớn hơn 99 thì cấp sang chỉ số chủng loại số 92, 93 và chỉ số phương tiện xác định từ 01 - 99.
(4) Tàu thuyền, ca nô, xuồng máy phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát hải quan được đăng kiểm, đăng ký quản lý theo hệ thống đăng ký tàu thuyền của Bộ Quốc phòng.
(5) Xe ô tô kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan hai bên cửa xe có in dòng chữ “CUSTOMS” có phản quang theo quy cách như sau: Chữ in hoa, in đứng, cỡ chữ tùy thuộc vào từng loại xe; trước xe (nắp capo) và trước dòng chữ “CUSTOMS” có gắn biểu tượng hải quan. Nóc xe có gắn loa, đèn hiệu màu vàng; cờ hiệu hải quan cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
Ô tô tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan được đăng ký, kiểm định an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những dấu hiệu đặc trưng của các phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?