Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn thì ai có thẩm quyền ra quyết định truy tìm? Và việc truy tìm được thực hiện như thế nào?

Đối với trại viên đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn thì ai là người có thẩm quyền ra quyết định truy tìm? Và việc truy tìm các đối tượng này được thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Anh Quân đến từ Hậu Giang.

Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là gì?

Căn cứ theo Điều 93 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.

Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn thì ai có thẩm quyền ra quyết định truy tìm? Và việc truy tìm được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ ra quyết định truy tìm.
2. Học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm; trại viên bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định truy tìm. Thời gian trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
3. Cơ quan đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm; nếu người đó có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành.
4. Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong việc truy tìm đối tượng bỏ trốn.
Khi phát hiện người có quyết định truy tìm, phải báo ngay cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất hoặc đưa ngay người đó đến cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để đưa đến cơ quan Công an cấp huyện nơi gần nhất.
5. Khi giao, nhận người có quyết định truy tìm, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm biết và cử người đến nhận. Trường hợp cơ quan ra quyết định truy tìm chưa đến kịp thì cơ quan Công an phải ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 122 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quản lý tại nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc.
6. Khi đưa đối tượng về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện áp giải theo quy định của pháp luật.
7. Tùy từng trường hợp cụ thể, quyết định truy tìm được gửi cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân địa phương liên quan để phục vụ cho việc truy tìm và bắt giữ đối tượng.

Như vậy đối với người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ ra quyết định truy tìm.

Còn đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn người có thẩm quyền ra quyết định truy tìm là Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc.

Và việc truy tìm các đối tượng này được thực hiện như quy định trên.

Cơ sở giáo dục bắt buộc

Cơ sở giáo dục bắt buộc (Hình từ Internet)

Trong thời gian quản lý, người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc chết thì giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
2. Trong thời gian quản lý, người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn, vi phạm pháp luật, chết thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp bỏ trốn thì gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối tượng phải thông báo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ để truy tìm. Sau khi truy tìm được thì giao cho gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục quản lý;
b) Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật thì gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối tượng phải thông báo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ trên cơ sở căn cứ vào hành vi, tính chất, mức độ hậu quả để xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp chết thì gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối tượng báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ hủy quyết định giao quản lý và đình chỉ việc lập hồ sơ đề nghị.

Như vậy trong thời gian quản lý, người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc chết thì gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối tượng báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ hủy quyết định giao quản lý và đình chỉ việc lập hồ sơ đề nghị.

1,344 lượt xem
Cơ sở giáo dục bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là bao lâu?
Pháp luật
Thời gian trại viên bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc được tính vào thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc không?
Pháp luật
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được phép gặp thân nhân mỗi tháng mấy lần? Trại viên có được nhận tiền mặt do thân nhân gửi không?
Pháp luật
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc đã chấp hành xong quyết định có được hỗ trợ chi phí đi lại để về nơi cư trú không?
Pháp luật
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có được phép nhận tiền mặt do thân nhân của mình đến thăm gửi không?
Pháp luật
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có làm thêm giờ không? Nếu có thì thời gian làm thêm giờ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc theo tôn giáo thì có được sử dụng kinh sách không? Nếu có thì có cần phải đăng ký với cán bộ không?
Pháp luật
Suất ăn vào các ngày Tết Nguyên Đán của trại viên trong cơ sở giáo dục bắt buộc có được tăng thêm so với ngày thường không?
Pháp luật
Có thể ủy quyền việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật tại cơ sở giáo dục bắt buộc cho Phó Giám đốc cơ sở thực hiện hay không?
Pháp luật
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc mỗi tháng được gọi về nhà bao nhiêu lần? Mỗi lần tối đa bao nhiêu phút?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục bắt buộc có phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trại viên không? Nếu có thì bao nhiêu lâu tổ chức một lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục bắt buộc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục bắt buộc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào