Trái phiếu ngoại tệ là gì? Được phát hành bởi cơ quan nào? Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện như thế nào?
Trái phiếu ngoại tệ là gì? Được phát hành bởi cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 95/2018/NĐ-CP có quy định về trái phiếu ngoại tệ như sau:
Trái phiếu ngoại tệ
1. Trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ nhu cầu huy động của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích phát hành;
b) Khối lượng phát hành;
c) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu: kỳ hạn, mệnh giá phát hành; đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất phát hành;
d) Phương thức phát hành trái phiếu (đấu thầu, bảo lãnh hoặc phát hành riêng lẻ);
đ) Đối tượng mua trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về quản lý ngoại hối;
e) Việc đăng ký, lưu ký và giao dịch.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Căn cứ nhu cầu huy động của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Do đó, trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi bởi Chính phủ.
Trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi bởi cơ quan nào? (Hình từ Internet).
Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu ngoại tệ dựa trên căn cứ nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 95/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP về trái phiếu ngoại tệ như sau:
Trái phiếu ngoại tệ
...
3. Căn cứ đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu ngoại tệ.
4. Trái phiếu ngoại tệ được đăng ký, lưu ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và được giao dịch theo quy định của pháp luật ngoại hối.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu ngoại tệ được dựa trên căn cứ là đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, khoản 5 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP thì nội dung cơ bản Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ được sửa đổi như sau:
(1) Mục đích phát hành;
(2) Khối lượng phát hành;
(3) Điều kiện, điều khoản của trái phiếu: kỳ hạn, mệnh giá phát hành; đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất phát hành;
(4) Phương thức phát hành trái phiếu (đấu thầu, bảo lãnh hoặc phát hành riêng lẻ);
(5) Đối tượng mua trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về quản lý ngoại hối;
(6) Việc đăng ký, lưu ký và giao dịch.
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP thì việc đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ cụ thể như sau:
- Đấu thầu phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ chức đấu thầu về lãi suất cho đối tượng mua trái phiếu.
- Nguyên tắc tổ chức đấu thầu:
+ Giữ bí mật mọi thông tin dự thầu của đối tượng tham gia đấu thầu.
+ Thực hiện công khai, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đối tượng tham gia đấu thầu.
- Đối tượng tham gia đấu thầu: Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định 95/2018/NĐ-CP. Các đối tượng khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP mua trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường.
- Hình thức đấu thầu
Đấu thầu trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
+ Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
+ Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức này, tổng khối lượng trái phiếu phát hành không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu.
- Việc xác định kết quả đấu thầu được thực hiện theo phương thức đấu thầu đơn giá.
- Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?