Trại giam để được lựa chọn thực hiện thí điểm dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo các tiêu chí nào?
- Trại giam phải đảm bảo các tiêu chí nào để được lựa chọn thực hiện thí điểm dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập khu dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân?
- Bộ công an có trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức hoạt động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam?
Trại giam phải đảm bảo các tiêu chí nào để được lựa chọn thực hiện thí điểm dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam?
Lựa chọn trại giam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2023/NĐ-CP như sau:
Lựa chọn trại giam thực hiện thí điểm
1. Trại giam thực hiện thí điểm phải đảm bảo các tiêu chí sau:
a) Khó khăn về cơ sở vật chất để tổ chức các ngành nghề lao động, hướng nghiệp, dạy nghề phục vụ công tác tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân trong phạm vi trại giam.
b) Có nhu cầu về việc làm, khả năng quản lý, bố trí cán bộ, chiến sĩ và số lượng phạm nhân để hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân.
c) Bảo đảm an ninh, an toàn khi tổ chức thực hiện thí điểm.
2. Căn cứ các tiêu chí tại khoản 1 Điều này, Bộ Công an ban hành danh sách các trại giam được thực hiện thí điểm.
Như vậy, để lựa chọn thực hiện thí điểm dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Khó khăn về cơ sở vật chất để tổ chức các ngành nghề lao động, hướng nghiệp, dạy nghề phục vụ công tác tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân trong phạm vi trại giam.
- Có nhu cầu về việc làm, khả năng quản lý, bố trí cán bộ, chiến sĩ và số lượng phạm nhân để hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân.
- Bảo đảm an ninh, an toàn khi tổ chức thực hiện thí điểm.
Trại giam để được lựa chọn thực hiện thí điểm dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo các tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập khu dạy nghề ngoài trại giam cho phạm nhân?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 09/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam và thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
...
3. Thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam:
a) Sau khi hoàn thành các hạng mục công trình theo quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo điều kiện giam giữ, tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, trại giam có trách nhiệm phối hợp với tổ chức hợp tác với trại giam lập biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành.
b) Trại giam hoàn thiện hồ sơ báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an đề nghị thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, gồm: Tờ trình theo Mẫu 03-TTr; văn bản đồng ý chủ trương hợp tác; hồ sơ thiết kế khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam; biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành.
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an tổ chức kiểm tra, thẩm định, phê duyệt, ban hành Quyết định thành lập khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam. Trường hợp sau khi kiểm tra, thẩm định, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an không phê duyệt thành lập Khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam do chưa đảm bảo các hạng mục công trình theo quy định thì Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hướng dẫn tổ chức hợp tác với trại giam tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các hạng mục công trình và trình lại Cơ quan quản lý thi hành án hình sự để phê duyệt.
...
Như vậy, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phê duyệt và ban hành Quyết định thành lập khu dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Bộ công an có trách nhiệm như thế nào trong việc tổ chức hoạt động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 09/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
2. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/2022/QH15 và Nghị định này. Định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ việc thực hiện thí điểm; tham mưu Chính phủ xây dựng Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 54/2022/QH15 báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2025, xây dựng Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2022/QH15 và đề xuất hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2027.
Như vậy, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức hoạt động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác triển khai, báo cáo Chính phủ về việc thực hiện thí điểm đối với các hoạt động trên và đề xuất hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?