Trách nhiệm xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ thuộc về cơ quan, tổ chức nào?
- Trách nhiệm xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ thuộc về cơ quan, tổ chức nào?
- Xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào?
- Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ báo cáo kết quả cho cơ quan nào đối với hệ thống quốc lộ?
Trách nhiệm xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ thuộc về cơ quan, tổ chức nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ
1. Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.
2. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
4. Đối với đường BOT
a) Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
b) Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
5. Đối với các điểm đen trên đường bộ đang khai thác có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xem xét xử lý trong dự án. Trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông.
6. Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, Cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
Do đó, Tổ chức quản lý đường bộ chịu trách nhiệm xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ
Xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Thực hiện xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
1. Hồ sơ thiết kế xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn do đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị tư vấn thiết kế phải phối hợp với tổ chức quản lý đường bộ, đơn vị cảnh sát giao thông (phụ trách đoạn đường có điểm đen) để thực hiện điều tra, phân tích và đưa ra giải pháp xử lý.
2. Trong quá trình thi công xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, đơn vị thi công phải tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế và các quy định khác để đảm bảo an toàn giao thông trong khi thi công và khai thác.
3. Việc thực hiện xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
Theo đó,
- Hồ sơ thiết kế xử lý điểm tiềm ẩn do đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị tư vấn thiết kế phải phối hợp với tổ chức quản lý đường bộ, đơn vị cảnh sát giao thông (phụ trách đoạn đường có điểm đen) để thực hiện điều tra, phân tích và đưa ra giải pháp xử lý.
- Trong quá trình thi công xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, đơn vị thi công phải tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế và các quy định khác để đảm bảo an toàn giao thông trong khi thi công và khai thác.
- Việc thực hiện xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (Hình từ Internet)
Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ báo cáo kết quả cho cơ quan nào đối với hệ thống quốc lộ?
Tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý
1. Việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông do Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện và báo cáo kết quả về Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ và đường địa phương), về tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng (đối với đường chuyên dùng).
2. Đối với đường BOT việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý do nhà đầu thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ.
Như vậy, việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ do Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện và báo cáo kết quả về Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình không?
- Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu của người sử dụng đất là cá nhân gồm những gì? Nộp hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu tại đâu?
- Học cao đẳng phải học trong mấy năm? Học cao đẳng cần phải học bao nhiêu tín chỉ để tốt nghiệp?
- Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được tính như thế nào?