Trách nhiệm thanh toán chi phí y tế của công ty khi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động là gì?
Trách nhiệm thanh toán chi phí y tế của công ty khi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 49 Luật bảo hiểm y tế 2008 (Sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định như sau:
"Điều 49. Xử lý vi phạm
3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”
Theo đó thì nếu tới lúc chị sinh mà công ty vẫn chưa hoàn thành việc đóng BHYT cho chị thì công ty có trách nhiệm phải thanh toán các chi phí liên quan.
Chị lưu ý là công ty chỉ thanh toán trong mức chị được hưởng bảo hiểm y tế thôi chứ sẽ không thanh toán toàn bộ chi phí cho chị ạ.
Trường hợp công ty không đồng ý thanh toán thì chị có thể liên hệ công đoàn để được trợ giúp hoặc có văn bản khiếu nại đến công ty.
Trách nhiệm thanh toán chi phí y tế của công ty khi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động là gì?
Mức được hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia y tế tại doanh nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng tham gia như sau:
"Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác."
Như vậy trong trường hợp này chị đóng bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp sẽ được hưởng 80% chi phí điều trị nếu bệnh viện phụ sản Mekong là bệnh viện chị đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, trường hợp không phải chị sẽ được hưởng mức bảo hiểm y tế thấp hơn.
Ngoài ra trường hợp chị đi khám đúng tuyến và đồng thời chị đã có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liền trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100%.
Người lao động sinh con tại bệnh viện trái tuyến thì được hưởng mức bảo hiểm y tế là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (Được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh trái tuyến như sau:
"Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016."
Như vậy trường hợp chị đi sinh tại bệnh viện phụ sản Mekong là bệnh viện trái tuyến mà nếu bệnh viện đó là bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương thì phải làm thủ tục nhập viện mới được hưởng bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?