Trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa và trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định:
Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
Trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa
Trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa như thế nào?
Theo Điều 61 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm phối hợp quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trên đường thủy nội địa và tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu phải phối hợp thực hiện nhiệm vụ, tuân theo các quy định của pháp luật bảo đảm an toàn, an ninh và hiệu quả.
- Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời. Trường hợp không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông, Sở Giao thông vận tải biết để giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
a) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân theo các quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, chủ tàu, chủ hàng, phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực cảng thủy nội địa;
b) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến phương tiện, hàng hóa, hành khách, thuyền viên khi hoạt động tại cảng thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan; thông báo cho Cảng vụ biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến phương tiện, hàng hóa, thuyền viên, hành khách khi hoạt động tại cảng thủy nội địa;
c) Cảng vụ có trách nhiệm chủ trì tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài; trao đổi với các cơ quan, doanh nghiệp thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong hoạt động đường thủy nội địa tại vùng nước cảng thủy nội địa do mình phụ trách; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng thủy nội địa thông báo kịp thời kết quả làm thủ tục; yêu cầu người khai thác cảng thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động đường thủy nội địa tại cảng thủy nội địa.
- Cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận xây dựng, thiết lập công trình, công bố hoạt động công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; chấp thuận phương án bảo đảm giao thông; thỏa thuận xây dựng, thiết lập công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; cấp giấy phép, cho ý kiến về những vấn đề liên quan đến đường thủy nội địa, quốc phòng, an ninh phải thực hiện đúng trình tự theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 62 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý hoạt động đường thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện Nghị định này.
- Công bố danh mục cảng thủy nội địa 03 năm/lần, trên cơ sở rà soát, tổng hợp, báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
- Chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện:
a) Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;
b) Lập mẫu báo cáo, hướng dẫn thực hiện báo cáo về quản lý hoạt động khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; hoạt động cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; phương tiện ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong phạm vi cả nước;
d) Công bố danh mục bến thủy nội địa, khu neo đậu hằng năm, trên cơ sở báo cáo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải;
đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về hoạt động đường thủy nội địa thuộc phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Công bố tuyến hoạt động của phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB; quy định về quản lý phương tiện, thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?