Trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường thuộc về ai? Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường gồm những gì?
Trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường?
Căn cứ vào Điều 72 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và khoản 2 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường:
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gây sự cố môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp cơ sở ngay sau khi kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố.
- Kế hoạch phục hồi môi trường phải được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 03 ngày để kiểm tra, giám sát.
- Việc lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quốc gia được thực hiện như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp huyện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp tỉnh; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp quốc gia; trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường.
Ai là người có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường?
Theo Điều 73 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định nội dung kế hoạch phục hồi môi trường như sau:
"Điều 73. Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường
1. Kế hoạch phục hồi môi trường phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Nội dung đánh giá hiện trạng môi trường sau sự cố môi trường bao gồm:
a) Phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với nguồn nước mặt, nước ngầm (nếu có) của khu vực xảy ra sự cố;
b) Phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với môi trường đất của khu vực xảy ra sự cố;
c) Diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển (nếu có) của khu vực xảy ra sự cố.
3. Hoạt động khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường sau sự cố môi trường được thực hiện như sau:
a) Việc khảo sát, đánh giá phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với nguồn nước mặt, nước ngầm (nếu có) được thực hiện thông qua chương trình quan trắc chất lượng môi trường theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;
b) Việc khảo sát, đánh giá phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với môi trường đất được thực hiện thông qua hoạt động điều tra, đánh giá sơ bộ và điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
c) Việc khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.
4. Giải pháp phục hồi môi trường phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Giải pháp phục hồi chất lượng môi trường đối với nguồn nước mặt, nước ngầm phải phù hợp với tính chất, mức độ, phạm vi ô nhiễm của nguồn nước;
b) Giải pháp phục hồi ô nhiễm môi trường đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
c) Giải pháp phục hồi diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển phải phù hợp với quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.
5. Chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian phục hồi môi trường phải bảo đảm theo dõi được diễn biến chất lượng môi trường theo từng giai đoạn phục hồi môi trường và được thực hiện như sau:
a) Việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm được thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;
b) Việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường đất được thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
c) Việc quan trắc, đánh giá diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản."
Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường?
Theo Điều 74 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và khoản 4 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường 2020, việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường được thực hiện như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường có trách nhiệm lập báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường gửi cơ quan phê duyệt kế hoạch sau khi đã hoàn thành toàn bộ các nội dung, yêu cầu của kế hoạch. Báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường là cơ sở để cơ quan phê duyệt kế hoạch xem xét, tổ chức nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường.
- Việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường tự mình thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; cơ quan phê duyệt kế hoạch có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc phục hồi môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt.
+ Trường hợp cơ quan phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có quyền tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành việc phục hồi môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?