Trách nhiệm dân sự là gì? Ví dụ về trách nhiệm dân sự? Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình không?
Trách nhiệm dân sự là gì?
Trách nhiệm dân sự được hiểu là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm.
Các hình thức chịu trách nhiệm dân sự phổ biến như: Phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Trách nhiệm dân sự là gì? Ví dụ về trách nhiệm dân sự? Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình không? (Hình từ Internet)
Ví dụ về trách nhiệm dân sự? Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình không?
* Ví dụ về trách nhiệm dân sự:
Ví dụ về trách nhiệm dân sự do vi phạm pháp luật:
Theo Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:
- Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Ví dụ về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh:
Căn cứ Điều 342 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh như sau:
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Tại Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo đó, trách nhiệm của pháp nhân như sau:
- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình;
Không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.
Không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 103 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình như sau:
- Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
- Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 103 Bộ luật Dân sự 2015 theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ trực Tết dành cho người lao động? Người lao động trực Tết Âm lịch hưởng lương thế nào?
- Tải về Mẫu Báo cáo công tác chuyển tuyến định kỳ cho người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh mới nhất?
- Mẫu đơn yêu cầu chia di sản thừa kế gửi Tòa án? Di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ chia như thế nào?
- Có cần phải xây dựng Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư nếu chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu không?
- Xin giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thế nào khi NLĐ cần nghỉ bệnh dài hơn 30 ngày? Mức hưởng ra sao?