Trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản trong việc xây dựng, quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến ra sao?
Trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản trong việc xây dựng, quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến ra sao?
Căn cứ Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản.
Trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản trong việc xây dựng, quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến được xác định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp, tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong việc xây dựng, quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến
...
2. Trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng:
a) Xây dựng, quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của mình; chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá trực tuyến do mình thực hiện;
b) Bảo mật thông tin về người tham gia đấu giá, tài khoản truy cập trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi mà tổ chức gây ra trong quá trình vận hành trang thông tin đấu giá trực tuyến theo quy định của pháp luật;
d) Ban hành, hướng dẫn và công bố trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến cách thức đăng ký tài khoản, việc sử dụng tài khoản, cách thức trả giá, phương thức đấu giá, thời điểm bắt đầu tiến hành đấu giá và thời điểm kết thúc đấu giá, bước giá và công bố kết quả đấu giá trên hệ thống đấu giá trực tuyến;
đ) Bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống đấu giá trực tuyến bảo đảm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.
Như vậy, trong việc xây dựng, quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến, tổ chức đấu giá tài sản có 05 trách nhiệm nêu trên.
Trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản trong việc xây dựng, quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến ra sao? (Hình từ Internet)
Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 62/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP, việc tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được thực hiện theo trình tự sau:
- Tổ chức đấu giá tài sản đăng Quy chế cuộc đấu giá, Thông báo công khai việc đấu giá, kèm theo danh mục tài sản, hình ảnh, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có) trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến
- Người tham gia đấu giá xem tài sản đấu giá, đăng ký đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến
- Người tham gia đấu giá nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước
- Tổ chức cuộc đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá. Thời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là mười lăm phút.
- Tổ chức đấu giá tài sản phân công thành viên điều hành cuộc đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
- Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký.
Thời gian trả giá khi đấu giá tài sản trực tuyến là bao lâu?
Tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 62/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến
...
3. Người tham gia đấu giá nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước hợp lệ thì được sử dụng tài khoản truy cập để tham gia cuộc đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá.
Người đủ điều kiện tham gia đấu giá mà không truy cập tài khoản đã được cấp để tham gia trả giá theo thời gian quy định trong Quy chế cuộc đấu giá thì được coi là không tham gia cuộc đấu giá quy định tại điểm a khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng.
Thời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là mười lăm phút.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian trả giá khi đấu giá tài sản trực tuyến sẽ do tổ chức đấu giả và người có tài sản thỏa thuận.
Trong đó, thời gian trả giá tối thiểu là 15 phút.
Khi nào Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về Luật đấu giá tài sản chính thức áp dụng?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 47/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2017/NĐ-CP về Luật đấu giá tài sản chính thức từ ngày 01/9/2023.
Xem chi tiết Nghị định 47/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?