Trách nhiệm của chủ trang trại và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại là gì?

Cho tôi hỏi, trách nhiệm của chủ trang trại và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại như thế nào? - Hằng Ngọc (Lào Cai)

Trách nhiệm của chủ trang trại trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại là gì?

Theo đề xuất tại khoản 1 Điều 11 Dự thảo 2 Nghị định khuyến khích phát triển kinh tế trang trại về trách nhiệm của chủ trang trại như sau:

Quản lý đối với kinh tế trang trại
1. Trách nhiệm của Chủ trang trại:
a) Chủ trang trại có trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Nghị định này phải kê khai thông tin gửi UBND cấp xã để đăng ký. Trường hợp trang trại thuộc địa bàn của 2 xã khác nhau thì gửi UBND cấp huyện (thông qua Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế); trang trại thuộc địa bàn của 2 huyện khác nhau thì gửi UBND cấp tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT). Hồ sơ đăng ký gồm:
Tờ khai kinh tế trang trại (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Bản phô tô Quyết định giao, cho thuê đất; giấp phép xây dựng công trình; giấp phép điều kiện kinh doanh của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Đối với các dự án trang trại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nộp bản phô tô quyết định phê duyệt dự án kinh tế trang trại của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kèm theo Dự án kinh tế trang trại (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Hàng năm Chủ trang trại kê khai bổ sung thông tin về trang trại (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi Ủy ban nhân dân (cấp xã, huyện, tỉnh) nơi đã đăng ký, kèm theo bản phô tô các văn bản quy định tại điểm a khoản này (nếu có) sau khi có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chủ trang trại sau khi nhận chuyển nhượng lại trang trại phải thực hiện kê khai lại thông tin về trang trại (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi Ủy ban nhân dân (cấp xã, huyện, tỉnh) nơi chủ trang trại cũ đã đăng ký.
c) Chủ trang trại chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai.

Theo đó, trách nhiệm của chủ trang trại trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại bao gồm:

- Kê khai thông tin gửi UBND cấp xã để đăng ký, nếu trang trại thuộc địa bàn hai xã khác nhau thì gửi UBND cấp huyện để đăng ký trong trường hợp đã đạt tiêu chí theo quy định;

- Kê khai bổ sung thông tin về trang trại hàng năm;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai.

Trách nhiệm của chủ trang trại và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại?(Hình ảnh từ Internet)

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại là gì?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại được đề xuất tại khoản 2, 3, 4 Điều 11 Dự thảo 2 Nghị định khuyến khích phát triển kinh tế trang trại về trách nhiệm của chủ trang trại, cụ thể:

Quản lý đối với kinh tế trang trại
...
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Hướng dẫn, phổ biến tiêu chí kinh tế trang trại, việc kê khai và bổ sung thông tin về trang trại cho cá nhân, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã;
b) Triển khai theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về chủ trang trại, loại trang trại hàng quý, năm; tình hình sản xuất kinh doanh, diện tích đất sản xuất của trang trại hàng năm trên địa bàn cấp xã;
c) Lập sổ theo dõi phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn cấp xã (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Cập nhật bổ sung thông tin hàng năm theo nội dung kê khai và hồ sơ bổ sung thông tin của các chủ trang trại trên địa bàn cấp xã.
d) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các trang trại trên địa bàn xã đã đăng ký đạt tiêu chí quy định tại Nghị định này (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quản lý kinh tế trang trại:
a) Hướng dẫn, phổ biến tiêu chí kinh tế trang trại, việc kê khai và bổ sung thông tin về trang trại cho cá nhân, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn 2 xã trở lên trong huyện và cán bộ được giao quản lý trang trại cấp xã.
b) Chỉ đạo việc theo dõi, thống kê, cập nhật biến động về số lượng, loại trang trại hàng quý, năm; tình hình sản xuất kinh doanh, diện tích đất sản xuất của trang trại hàng năm trên địa bàn cấp huyện;
c) Tổng hợp theo dõi phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn cấp huyện (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Cập nhật bổ sung thông tin hàng năm theo nội dung kê khai và hồ sơ bổ sung thông tin của các chủ trang trại có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Cấp, cấp lại (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và thu hồi (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các trang trại hoạt động trên địa bàn huyện.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý kinh tế trang trại:
a) Hướng dẫn, phổ biến tiêu chí kinh tế trang trại và lập hồ sơ về trang trại cho cá nhân, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn 2 huyện trở lên trong tỉnh và cán bộ quản lý nhà nước về trang trại trên địa bàn cấp tỉnh, huyện.
b) Chỉ đạo việc theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về chủ trang trại, diện tích đất sản xuất, loại trang trại trên địa bàn cấp tỉnh;
c) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT: Lập sổ theo dõi phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn cấp tỉnh (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về số lượng, loại trang trại hàng quý, năm; tình hình sản xuất kinh doanh, diện tích đất sản xuất của trang trại hàng năm trên địa bàn cấp tỉnh;
d) Cấp, cấp lại (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và thu hồi (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) giấy chứng nhận cho các trang trại hoạt động trên địa bàn 02 huyện trở lên khi Sở Nông nghiệp và PTNT trình (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm theo như đề xuất trên bao gồm:

- Hướng dẫn, phổ biến tiêu chí kinh tế trang trại, việc kê khai và bổ sung thông tin về trang trại cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình;

- Chỉ đạo việc theo dõi, thống kê, cập nhật biến động về số lượng, loại trang trại hàng quý, năm; tình hình sản xuất kinh doanh, diện tích đất sản xuất của trang trại hàng năm trên địa bàn;

- Theo dõi phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn;

- Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận cho các trang trại (UBND cấp huyện, tỉnh.

Đề xuất quy định về thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của kinh tế trang trại?

Việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của kinh tế trang trại được đề xuất tại khoản 5 Điều 11 Dự thảo 2 Nghị định khuyến khích phát triển kinh tế trang trại:

Quản lý đối với kinh tế trang trại
...
Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của kinh tế trang trại:
a) Định kỳ hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện lập kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của một số trang trại và cơ quan quản lý nhà nước về trang trại cấp dưới; chỉ đạo xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động và quản lý trang trại.
b) Thanh tra chuyên ngành liên quan đến nông nghiệp, công thương, du lịch, đất đai và môi trường chủ động tiến hành kiểm tra các hoạt động trong trang trại liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành; báo cáo kịp thời các sai phạm của trang trại để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện chỉ đạo xử lý.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của kinh tế trang trại trên địa bàn; xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động của trang trại theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra xử lý khi vượt thẩm quyền.

Theo đó, việc thanh tra, kiểm tra sẽ được thực hiện định kỳ hàng năm bởi UBND cấp tỉnh, huyện. Và các quy định thanh tra, kiểm tra khác được thực hiện theo đề xuất trên.

Kinh tế trang trại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Báo cáo về kinh tế trang trại lâm nghiệp được gửi theo phương thức nào? Trang trại chuyên ngành được phân thành bao nhiêu loại?
Pháp luật
Trang trại trồng trọt phải đạt giá trị sản xuất bình quân bao nhiêu thì mới đạt tiêu chí kinh tế trang trại?
Pháp luật
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại như thế nào? Việc thống kê và theo dõi tình hình kinh tế trang trại được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Trách nhiệm của chủ trang trại và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại?
Trách nhiệm của chủ trang trại và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đối với kinh tế trang trại là gì?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với một số hoạt động đặc thù của kinh tế trang trại được đề xuất như thế nào?
Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại và hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp?
Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại, hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh tế trang trại
2,523 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh tế trang trại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh tế trang trại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào