Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là gì?
Chủ đầu tư dự án trong hoạt động khai thác khoáng sản là những đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 51 Luật Khoảng sản 2010 về tổ chức, cá nhân khia thác khoáng sản như sau:
Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Tại Điều 36 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện của hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản như sau:
- Có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp;
- Có kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
Qua đó, chủ đầu tư dự án trong hoạt động khai thác khoảng sản bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh theo những quy định trên.
Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản? (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Khoáng sản 2010 quy định như sau:
Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể, quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản đã được hướng dẫn tại Điều 44 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
- Việc điều chỉnh, bổ sung khối lượng, dự toán và tổng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã duyệt phải thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Sau khi phê duyệt thiết kế mỏ, nếu các hạng mục công trình khai thác có thay đổi về khối lượng hoặc phát sinh hạng mục mới dẫn đến dự toán các công trình cải tạo, phục hồi môi trường vượt quá 15% tổng dự toán trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã duyệt;
+ Trong quá trình thực hiện có các hạng mục công trình tăng khối lượng thực tế dẫn tới vượt quá 10% dự toán của từng hạng mục công trình trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã phê duyệt.
- Trước khi thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường trên diện tích đã khai thác hết trữ lượng, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi văn bản thông báo đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định 158/2016/NĐ-CP. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc kiểm tra thực địa, rà soát hồ sơ, tài liệu liên quan và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đó để có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Trường hợp muốn đóng cửa mỏ để trả lại phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản đó phê duyệt để thực hiện, đồng thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là gì?
Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động gây tác động xấu đến môi trường, cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người tại khu vực có hoạt động khoáng sản. Do đó, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường là hoạt động quan trọng mà cơ quan, tổ chức được quyền thực hiện hoạt động khoáng sản phải thực hiện.
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Khoáng sản 2010, Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và các văn bản có liên quan, cụ thể như sau:
Đối với cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động khoáng sản:
- Thực hiện các bước theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt/hoặc theo báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và xử lý nhanh chóng, kịp thời hậu quả do hoạt động khoáng sản gây ra, giảm thiểu tối đa thiệt hại ô nhiễm môi trường;
- Ngăn chặn ngay và có các biện pháp giảm thiểu tối đa tác hại do hoạt động khoáng sản gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?