Trách nhiệm cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung được chia như thế nào khi không xác định được phần quyền sở hữu?
Trách nhiệm cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung được chia như thế nào khi không xác định được phần quyền sở hữu?
Căn cứ vào Điều 134 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:
Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung
1. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; trường hợp không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì, cải tạo được chia đều cho các chủ sở hữu. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý; đối với nhà chung cư được thực hiện theo quy định của Luật này, Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
2. Kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung được phân chia tương ứng với phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu, trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì kinh phí bảo trì được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương IX của Luật này.
Như vậy, trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu thì trách nhiệm cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung được chia đều cho các chủ sở hữu.
Trách nhiệm cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung được chia như thế nào khi không xác định được phần quyền sở hữu? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu nhà ở chung theo phần có được ủy quyền quản lý nhà ở không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 187 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung
1. Việc ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung đồng ý.
2. Trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần, chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần có quyền ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác quản lý phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu chung khác; có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu khác biết việc ủy quyền quản lý nhà ở.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chủ sở hữu nhà ở chung theo phần có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác quản lý phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình.
Tuy nhiên, việc ủy quyền quản lý nhà ở này không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu chung khác và chủ sở hữu nhà ở chung theo phần phải thông báo cho chủ sở hữu khác biết việc ủy quyền này.
Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung có bắt buộc phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 179 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Góp vốn bằng nhà ở
1. Điều kiện góp vốn bằng nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật không cấm kinh doanh tại nhà ở đó. Việc góp vốn bằng nhà ở phải thông qua hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 163 của Luật này;
b) Nhà ở đưa vào góp vốn phải là nhà ở có sẵn và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 160 của Luật này.
2. Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung được quy định như sau:
a) Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất;
b) Trường hợp góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần chỉ được góp vốn bằng phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình.
3. Việc góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước ít nhất 30 ngày về việc góp vốn bằng nhà ở;
b) Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết thời hạn hợp đồng thuê nhà ở đã ký với bên góp vốn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Việc góp vốn bằng nhà ở trong trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, trường hợp góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì bắt buộc phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Nếu góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì không cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu và chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần chỉ được góp vốn bằng phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?