Trách nhiệm bồi thường khi bố đẻ gây thương tích cho chính con ruột của mình được quy định như thế nào?

Xin chào Ban tư vấn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, tôi muốn hỏi tôi là mẹ của cháu bé, xin hỏi về trách nhiệm bồi thường khi bố đẻ gây thương tích cho chính con ruột của mình quy định như thế nào? Mong được giải đáp sớm, xin chân thành cảm ơn!

Pháp luật quy định gì về nguyên tắc bồi thường thiệt hại?

Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại cụ thể: 

"Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình."

Trách nhiệm bồi thường

Trách nhiệm bồi thường 

Phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường khi bố đẻ gây thương tích cho chính con ruột của mình được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015thì việc gây thương tích cho người khác ngoài trách nhiệm hình sự/hành chính sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại cho phía bị hại. Các khoản phải bồi thường gồm: chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe; thu nhập bị mất (nếu là người có thu nhập); thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc và một khoản bù đắp thiệt hại về tinh thần không quá 50 tháng lương cơ sở.

"Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Trong trường hợp này vì người bị thiệt hại là trẻ em, nên bố mẹ sẽ là người nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại trên, do bố mẹ là đại diện theo pháp luật của con.

Tuy nhiên, do bố đẻ chính là người gây thương tích cho con, nên sẽ phát sinh tình huống bố đẻ bồi thường cho chính mình.

Khi đó, cần xem xét đến quan hệ tài sản của bố, mẹ: tài sản chung, tài sản riêng?

Nếu như toàn bộ tài của bố mẹ sản là tài sản chung, thì việc bồi thường thiệt hại sẽ không đặt ra. 

Nếu bố mẹ có tài sản riêng, người bố sẽ có trách nhiệm dùng tài sản riêng để bồi thường thiệt hại cho người mẹ.

Bồi thường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bồi thường bao nhiêu khi bị bắt oan?
Pháp luật
Bồi thường đất và phần kiến trúc trên đất lấn chiếm hành lang an toàn giao thông ra sao? Đất ở nông thôn có cần phải xin giấy phép xây dựng khi có nhu cầu xây dựng?
Pháp luật
Trường hợp gia đình đang có tranh chấp về nhận tiền bồi thường thì bên thu hồi đất có chuyển tiền cho gia đình không?
Pháp luật
Phương tiện giao thông có được xem là nguồn nguy hiểm cao độ không? Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông?
Pháp luật
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành
Pháp luật
Vi phạm hợp đồng với khách hàng do làm hư hỏng hàng hóa và đang yêu cầu bên bảo hiểm bù đắp khoản bồi thường nhưng chưa xong thì thời hiệu khách hàng khởi kiện yêu cầu bồi thường là bao lâu?
Pháp luật
Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường về việc người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường của người chủ chó với tôi trong trường hợp thả rông chó không đeo rọ mõm và cắn tôi bị thương xử lý như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường khi bố đẻ gây thương tích cho chính con ruột của mình được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có căn cứ nào để buộc nhà xe có trách nhiệm phải hỗ trợ và bồi thường thiệt hại cho khách hàng hay không?
Pháp luật
Thuê người làm công để chặt cây, không may cây đổ hướng khác gây tai nạn cho người đi đường. Vậy trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
998 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào