Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những công việc gì?
- Tổ chức nào có chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về địa chất và khoáng sản trong phạm vi cả nước?
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những công việc gì?
- Có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam?
Tổ chức nào có chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về địa chất và khoáng sản trong phạm vi cả nước?
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 48/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về địa chất và khoáng sản trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về địa chất và khoáng sản trong phạm vi cả nước.
Ngoài ra, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam còn có chức năng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những công việc gì?
Theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 48/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Tham gia ý kiến bằng văn bản về quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch khác có liên quan do các bộ, ngành, địa phương xây dựng;
c) Khoanh định, công bố loại khoáng sản, vị trí, tọa độ, diện tích điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khu vực có khoáng sản độc hại;
đ) Có ý kiến bằng văn bản về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Theo đó, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những công việc sau:
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
- Tham gia ý kiến bằng văn bản về quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch khác có liên quan do các bộ, ngành, địa phương xây dựng;
- Khoanh định, công bố loại khoáng sản, vị trí, tọa độ, diện tích điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổ chức khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khu vực có khoáng sản độc hại;
- Có ý kiến bằng văn bản về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam?
Theo Điều 3 Quyết định 48/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Địa chất.
2. Vụ Khoáng sản.
3. Vụ Chính sách và Pháp chế.
4. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Văn phòng Tổng cục.
8. Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản.
9. Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc.
10. Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Trung.
11. Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Nam.
12. Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.
13. Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.
14. Liên đoàn Địa chất Đông Bắc.
15. Liên đoàn Địa chất Tây Bắc.
16. Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ.
17. Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
18. Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.
19. Liên đoàn Vật lý Địa chất.
20. Liên đoàn INTERGEO.
21. Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển.
22. Trung tâm Kiểm định địa chất.
23. Trung tâm Phân tích thí nghiệm địa chất.
24. Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất.
25. Bảo tàng Địa chất.
Tại Điều này, các tổ chức từ khoản 1 đến khoản 11 là các tổ chức giúp việc Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức từ khoản 12 đến khoản 26 là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục.
Văn phòng Tổng cục có 04 phòng; Cục Kinh tế Địa chất và Khoáng sản có 03 phòng; Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc có 03 phòng; Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Trung có 03 phòng; Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Nam có 03 phòng.
Theo đó, có đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, bao gồm:
- Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.
- Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.
- Liên đoàn Địa chất Đông Bắc.
- Liên đoàn Địa chất Tây Bắc.
- Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ.
- Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
- Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.
- Liên đoàn Vật lý Địa chất.
- Liên đoàn INTERGEO.
- Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển.
- Trung tâm Kiểm định địa chất.
- Trung tâm Phân tích thí nghiệm địa chất.
- Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất.
- Bảo tàng Địa chất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?