Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra trong lĩnh vực thanh tra không?
Tổng Thanh tra Chính phủ có phải là thành viên của Chính Phủ hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Thanh tra 2022 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ
1. Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ.
Tổng Thanh tra Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra hay không? (Hình từ Internet).
Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thanh tra 2022 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ
...
2. Trong lĩnh vực thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra; ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện;
d) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thực hiện thì ra quyết định thanh tra hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo;
e) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
g) Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước, giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 1, điểm b, điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật này;
h) Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra mà Chánh Thanh tra Bộ không nhất trí với chỉ đạo của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
i) Kiến nghị Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản quy phạm pháp luật của Tổng Thanh tra Chính phủ được phát hiện qua thanh tra; trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
k) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra;
....
Như vậy, Tổng Thanh tra Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên. Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra; ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện.
Do đó, Tổng Thanh tra Chính phủ không có thẩm quyền phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra.
Tổ chức của Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Thanh tra 2022 có quy định về tổ chức Thanh tra Chính phủ như sau:
Tổ chức của Thanh tra Chính phủ
1. Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra viên và công chức, viên chức.
2. Tổ chức của Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ chức Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra viên và công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?