Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là gì? Cơ quan nào có quyền quyết định việc tổng rà soát hệ thống văn bản?
Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
...
5. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
6. Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
7.Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đánh giá toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do tất cả các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trong một khoảng thời gian cụ thể.
Theo đó, tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đánh giá toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do tất cả các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trong một khoảng thời gian cụ thể.
Cơ quan nào có quyền quyết định việc tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
Tại Điều 159 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tổng rà soát hệ thống văn bản
1. Chính phủ kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tổng rà soát hệ thống văn bản; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản.
Theo đó, Chính phủ kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ xây dựng và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)
Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Theo Điều 162 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
1. Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn gồm: đánh giá về thực trạng hệ thống văn bản; kiến nghị, đề xuất xử lý văn bản nhằm hoàn thiện pháp luật.
2. Kết quả Tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phải được xây dựng thành báo cáo.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của hoạt động Tổng rà soát văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc xây dựng các danh mục văn bản kèm theo báo cáo, bao gồm: Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần; Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
Các danh mục văn bản được lặp theo Mẫu số 03, 04, 05, 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành danh mục văn bản khác thì có thể được lập theo các mẫu quy định tại khoản này
Như vậy, kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
- Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, gồm: đánh giá về thực trạng hệ thống văn bản; kiến nghị, đề xuất xử lý văn bản nhằm hoàn thiện pháp luật.
- Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải được xây dựng thành báo cáo.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của hoạt động tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc xây dựng các danh mục văn bản kèm theo báo cáo, bao gồm:
Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần; Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
Các danh mục văn bản được lặp theo Mẫu số 03, 04, 05, 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
Trường hợp Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành danh mục văn bản khác thì có thể được lập theo các mẫu quy định tại khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?