Tổng hợp một số mẫu bảng lương công nhân mới nhất? Tại sao cần phải xây dựng bảng lương công nhân?

Tổng hợp một số mẫu bảng lương công nhân mới nhất hiện nay? Tại sao người sử dụng lao động phải xây dựng bảng lương công nhân? Công nhân có được tham gia ý kiến khi người sử dụng lao động xây dựng bảng lương không?

Tổng hợp một số mẫu bảng lương công nhân mới nhất?

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. (khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019).

Theo đó, có thể hiểu bảng lương là bảng tổng hợp số tiền thực tế mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động gồm các khoản như: tiền lương cơ bản, thưởng, phụ cấp lương và các khoản tiền trợ cấp khác trong một khoảng thời gian xác định.

Hiện tại, Bộ luật Lao động 2019 cũng như các văn bản liên quan chưa có quy định cụ thể về bảng lương công nhân, do đó, người sử dụng lao động có thể tham khảo một số mẫu bảng lương công nhân dưới đây:

- Mẫu bảng lương công nhân (Mẫu 1): TẢI VỀ

- Mẫu bảng lương công nhân (Mẫu 2): TẢI VỀ

- Mẫu bảng lương công nhân (Mẫu 3): TẢI VỀ

Lưu ý: Mẫu bảng lương công nhân trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Tổng hợp một số mẫu bảng lương công nhân mới nhất? Tại sao cần phải xây dựng bảng lương công nhân?

Tổng hợp một số mẫu bảng lương công nhân mới nhất? (Hình từ Internet)

Tại sao người sử dụng lao động phải xây dựng bảng lương công nhân?

Căn cứ Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:

Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Theo đó, người sử dụng lao động cần xây dựng bảng lương công nhân làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho công nhân.

Lưu ý: Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng bảng lương

Bảng lương phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Công nhân có được tham gia ý kiến khi người sử dụng lao động xây dựng bảng lương?

Căn cứ Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định những nội dung người lao dộng được tham gia ý kiến như sau:

Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;
b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;
c) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Theo quy định trên, có thể thấy khi người sử dụng lao động xây dựng bảng lương thì công nhân được quyền tham gia ý kiến.

Theo đó, trường hợp pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó;

Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:

- Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;

- Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;

- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Bảng lương công nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảng lương công nhân là gì? Mẫu Bảng lương công nhân thông dụng dùng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất?
Pháp luật
Tổng hợp một số mẫu bảng lương công nhân mới nhất? Tại sao cần phải xây dựng bảng lương công nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảng lương công nhân
659 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảng lương công nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảng lương công nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào