Tổng hợp các mẫu hợp đồng tặng cho tài sản mới nhất? Tải về file word? Hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực khi nào?
Tổng hợp các mẫu hợp đồng tặng cho tài sản mới nhất? Tải về file word?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản như sau:
Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Đồng thời, theo Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Theo đó, tài sản bao gồm:
(1) Bất động sản, bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
(2) Động sản bao gồm những tài sản không phải là bất động sản.
Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Và theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Hiện tại pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng tặng cho tài sản, do đó, dựa trên quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản có thể có các nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
>> Dưới đây là tổng hợp một số mẫu hợp đồng tặng cho tài sản có thể tham khảo:
(1) Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản. TẢI VỀ
(2) Mẫu hợp đồng tặng cho đất. TẢI VỀ
(3) Mẫu hợp đồng tặng cho nhà và đất. TẢI VỀ
(4) Mẫu hợp đồng tặng cho xe. TẢI VỀ
Hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực khi nào?
Căn cứ vào Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Đồng thời, theo Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Theo đó, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản sẽ tùy thuộc vào loại tài sản được tặng cho, cụ thể như sau:
- Đối với tài sản tặng cho là bất động sản: Hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu.
Trường hợp bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
- Đối với tài sản tặng cho là động sản: Hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tổng hợp các mẫu hợp đồng tặng cho tài sản mới nhất? Tải về file word? Hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)
Bên tặng cho tài sản có được yêu cầu bên được tặng cho thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bên tặng cho tài sản có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước khi tặng cho tài sản đó.
Trong trường hợp này, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Lưu ý: Điều kiện tặng cho tài sản không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải File Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện hiện hành? Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là gì?
- Việc xác định đơn giá thuê đất do cơ quan nào thực hiện? Tính tiền thuê đất theo bảng giá đất được áp dụng trong trường hợp nào?
- Từ 2025: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được thưởng 8 lần mức lương cơ sở
- Mẫu thiệp 20 11 làm bằng tay đơn giản? Làm thiệp 20 11 đẹp nhất? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 có được nghỉ không?
- Mẫu Bài phát biểu tọa đàm Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11 dành cho học sinh cấp 1,2,3 hay, ý nghĩa? Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo là gì?