Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội có phải là đại diện pháp nhân của Ngân hàng này không?
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội là đại diện pháp nhân của Ngân hàng này đúng không?
Căn cứ theo Điều 33 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định thì điều hành hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng Giám đốc, giúp việc Tổng Giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
Đồng thời, tại Điều 34 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc tổ chức điều hành các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, điều hành hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc tổ chức điều hành các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định?
Theo Điều 36 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc là những người không thuộc đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng, cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm, có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo quy định trên, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội là những người không thuộc đối tượng quy định tại Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng 1997, tuy nhiên quy định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017, cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm, có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 37 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc.
1. Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
2. Tổ chức điều hành các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao.
4. Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.
5. Ký các văn bản, thoả ước, hợp đồng, chứng thư của Ngân hàng Chính sách xã hội trong công tác đối nội, đối ngoại sau khi có ý kiến chuẩn y của Hội đồng quản trị.
6. Tổ chức đào tạo tay nghề, phổ biến các chủ trương, chính sách, quy chế về nghiệp vụ.
7. Trình Hội đồng quản trị:
a) Các công việc quy định tại khoản 2 Điều 23 của Điều lệ này;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội;
c) Mở, thành lập, sáp nhập, chia tách, chấm dứt hoạt động các Chi nhánh và các tổ chức khác trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.
8. Ban hành Quy chế điều hành tại Hội sở chính, Chi nhánh, Phòng giao dịch và các tổ chức khác thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội sau khi có ý kiến chuẩn y của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động các chức danh trong hệ thống như sau:
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính;
b) Phó Giám đốc Sở giao dịch thuộc Hội sở chính;
c) Phó Giám đốc các Chi nhánh và các tổ chức trực thuộc;
d) Trưởng phòng Kế toán, Trưởng phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ của Sở giao dịch, các Chi nhánh Ngân hàng cấp tỉnh và các tổ chức trực thuộc.
Các chức danh khác thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh và đơn vị trực thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều động.
10. Sơ kết, tổng kết các hoạt động theo định kỳ và đột xuất; đánh giá phạm vi ảnh hưởng của các hoạt động trình Hội đồng quản trị.
11. Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo tồn, phát triển vốn và tài sản của Ngân hàng.
12. Chịu trách nhiệm về những cam kết của mình với khách hàng.
13. Đại diện pháp nhân Ngân hàng Chính sách xã hội trước pháp luật trong việc tố tụng, tranh chấp, thanh lý, giải thể và trong quan hệ quốc tế liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
14. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
15. Báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?