Tổng giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được bổ nhiệm lại với tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ?
- Tổng giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được bổ nhiệm lại với tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ?
- Ai có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ?
- Tổng giám đốc của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tổng giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được bổ nhiệm lại với tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 68 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Giám đốc (Tổng giám đốc) theo tổ chức quản trị đầy đủ
1. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Nhiệm kỳ của Giám đốc (Tổng giám đốc) do Điều lệ quy định nhưng tối đa là 05 năm. Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
3. Trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) được thuê, không là thành viên chính thức thì được tham gia cuộc họp Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị nhưng không có quyền biểu quyết. Nhiệm kỳ của Giám đốc (Tổng giám đốc) thực hiện theo quy định của hợp đồng lao động.
...
Như vậy, nhiệm kỳ của Tổng giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ do Điều lệ quy định nhưng tối đa là 05 năm và Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Tổng giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được bổ nhiệm lại với tối đa bao nhiêu nhiệm kỳ? (hình từ internet)
Ai có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát theo tổ chức quản trị đầy đủ được quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Ban kiểm soát theo tổ chức quản trị đầy đủ
...
3. Ban kiểm soát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, chấp hành Điều lệ, nghị quyết của Đại hội thành viên, nghị quyết của Hội đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên theo quy định của pháp luật, Điều lệ, nghị quyết của Đại hội thành viên và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý khoản lỗ, sử dụng quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và khoản hỗ trợ của Nhà nước;
d) Thẩm định báo cáo tài chính hằng năm trước khi trình Đại hội thành viên; tổ chức việc kiểm toán nội bộ khi cần thiết; rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
...
Như vậy, Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ.
Tổng giám đốc của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc được quy định tại khoản 4 Điều 68 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Giám đốc (Tổng giám đốc) theo tổ chức quản trị đầy đủ
...
4. Giám đốc (Tổng giám đốc) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Hội đồng quản trị các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
b) Thực hiện các nghị quyết của Hội nghị thành lập, Đại hội thành viên, nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị; ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền;
c) Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh; quyết định địa điểm kinh doanh;
d) Chịu trách nhiệm trong hoạt động mua chung, bán chung sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Quản lý, kết nạp hoặc chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn và báo cáo Hội đồng quản trị; tuyển dụng lao động; quyết định khen thưởng, kỷ luật thành viên liên kết không góp vốn, người lao động;
e) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Như vậy, Tổng giám đốc của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Trình Hội đồng quản trị các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
- Thực hiện các nghị quyết của Hội nghị thành lập, Đại hội thành viên, nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị; ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh; quyết định địa điểm kinh doanh;
- Chịu trách nhiệm trong hoạt động mua chung, bán chung sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Quản lý, kết nạp hoặc chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn và báo cáo Hội đồng quản trị; tuyển dụng lao động; quyết định khen thưởng, kỷ luật thành viên liên kết không góp vốn, người lao động;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?