Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được ký hợp đồng nhân danh công ty trong trường hợp nào?
Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có nhiệm kỳ tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
...
Theo đó, Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có nhiệm kỳ tối đa 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
Tổng giám đốc công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Lưu ý: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có nhiệm kỳ tối đa bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được ký hợp đồng nhân danh công ty trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:
Giám đốc, Tổng giám đốc
...
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
...
Như vậy, tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được ký hợp đồng nhân danh công ty trong trường hợp hợp đồng đó thuộc thầm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 83 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm sau đây:
(1) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
(2) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty.
(3) Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty;
Không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
(4) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho chủ sở hữu công ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối.
Thông báo phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
(5) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
(2) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
(3) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
(4) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
(5) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
(6) Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
(7) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
(8) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
(9) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
(10) Tuyển dụng lao động;
(11) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?