Tổng doanh thu năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như thế nào? Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đáp ứng tiêu chí gì về tổng doanh thu của năm?
Tổng doanh thu năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như thế nào?
Tổng doanh thu năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 80/2021/NĐ-CP như sau:
Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 8 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, theo quy định, tổng doanh thu năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Tổng doanh thu của năm được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Tổng doanh thu năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đáp ứng tiêu chí gì về tổng doanh thu của năm?
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, để xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tổng doanh thu của năm của trước liền kề của doanh nghiệp không quá 300 tỷ đồng.
Đồng thời, doanh nghiệp đó phải có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh thì được hỗ trợ như thế nào?
Việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số được quy định tại Điều 11 Nghị định 80/2021/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.
2. Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; không quá 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.
3. Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
4. Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai các dự án đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua xây dựng mới cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng có sẵn để hình thành cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, máy móc, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin cho cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, theo quy định, trường hợp danh nghiệp nhỏ và vừa thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh thì được Nhà nước hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho việc thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số nhưng:
- Không quá 20 triệu đồng/năm đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ;
- Không quá 50 triệu đồng/năm đối với các doanh nghiệp nhỏ;
- Không quá 100 triệu đồng/năm đối với các doanh nghiệp vừa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?