Tổng điều tra kinh tế thực hiện bao nhiêu năm 01 lần? Nội dung của cuộc tổng điều tra kinh tế là gì?
Tổng điều tra kinh tế thực hiện bao nhiêu năm 01 lần?
Căn cứ nội dung Quyết định 03/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/02/2023 về Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Tại tiểu mục 03 Mục I Phần II Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg, thời gian thực hiện tổng điều tra kinh tế được xác định như sau: Chu kỳ 5 năm, ngày 05 tháng 01 và ngày 01 tháng 4 (tiến hành vào các năm có số tận cùng là 1 và 6).
Theo đó, cuộc tổng điều tra kinh tế được thực hiện nhằm thu thập thông tin cơ bản về:
- Số cơ sở kinh tế, số lượng, trình độ của lực lượng lao động đang làm việc trong các cơ sở kinh tế;
- Kết quả hoạt động làm cơ sở để rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách quản lý, kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành, vùng, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp dàn mẫu tổng thể phục vụ công tác chọn mẫu cho các cuộc điều tra thống kê.
Tổng điều tra kinh tế thực hiện bao nhiêu năm 01 lần? Nội dung của cuộc tổng điều tra kinh tế là gì?
Nội dung của Cuộc tổng điều tra kinh tế là gì?
Nội dung của Cuộc tổng điều tra kinh tế được quy định tại tiểu mục 03 Mục I Phần II Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg.
Cụ thể các nội dung như sau:
(1) Đối tượng
- Đối tượng điều tra:
Cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cơ sở sự nghiệp ngoài công lập, hiệp hội; tổ chức phi chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam và các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
- Đơn vị điều tra:
Các tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; các đơn vị cơ sở sản xuất, kinh doanh, hiệp hội; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
(2) Nội dung
- Thông tin chung các đơn vị điều tra:
+ Nhóm thông tin nhận dạng đơn vị điều tra;
+ Nhóm thông tin về lao động, thu nhập của người lao động;
+ Nhóm thông tin về tài sản của đơn vị điều tra;
+ Nhóm thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị điều tra: Kết quả sản xuất kinh doanh; sản phẩm sản xuất kinh doanh; chi phí sản xuất kinh doanh;...
+ Nhóm thông tin về năng lượng; ứng dụng công nghệ thông tin;...
+ Nhóm thông tin theo chuyên đề cần đánh giá, tùy thuộc yêu cầu thực tế;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0301.
- Đối với doanh nghiệp:
+ Số doanh nghiệp; số lao động, nguồn vốn, tài sản, doanh thu thuần, thu nhập của người lao động, lợi nhuận trước thuế.
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0304, 0305, 0306.
+ Thông tin thống kê về lĩnh vực vốn đầu tư, xây dựng, tài khoản quốc gia;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0401, 0402, 0403, 0404, 0405, 0501, 0502, 0515, 0516, 0517.
+ Thông tin thống kê về lĩnh vực công nghiệp và năng lượng;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0902, 0903, 0904, 0908, 0512.
+ Thông tin thống kê về lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin và khoa học công nghệ;
+ Chi phí vận tải và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu; Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 1001, 1002, 1003, 1004, 1009, 1010, 1201, 1202, 1203, 1311, 1312, 1321, 1405, 1703.
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể:
Nhóm thông tin nhận dạng đơn vị điều tra; nhóm thông tin về lao động; nhóm thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; nhóm thông tin về nhóm sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; nhóm thông tin về năng lực vận tải, lưu trú, nhóm thông tin về lĩnh vực thống kê chuyên ngành; nhóm thông tin về năng lượng và ứng dụng công nghệ thông tin;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0902, 0903, 0904, 0908, 1001, 1002, 1003, 1004, 1201, 1202, 1203, 1311, 1312, 1321.
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Cuộc tổng điều tra kinh tế?
Theo nội dung tại tiểu mục 03 Mục I Phần II Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg, cơ quan có trách nhiệm thực hiện Cuộc tổng điều tra kinh tế bao gồm:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê)
- Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành điều tra nêu trên được xác định dựa trên quy định tại Điều 35 Luật Thống kê 2015.
Cụ thể như sau:
- Xây dựng phương án điều tra thống kê.
- Chỉ đạo, tổ chức, giám sát và kiểm tra việc thực hiện phương án điều tra thống kê.
- Kiểm tra việc cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê.
- Tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra thống kê.
- Giữ bí mật thông tin thống kê thu thập được.
- Thực hiện báo cáo kết quả điều tra thống kê cho cơ quan thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?