Tổng cục Thuế hướng dẫn phân đoạn người nộp thuế như thế nào? Có mấy phương án phân đoạn người nộp thuế?
Việc phân đoạn người nộp thuế được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 về phương án phân đoạn người nộp thuế như sau:
Phân đoạn người nộp thuế
Trước khi thực hiện xây dựng bộ chỉ số tiêu chí, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế và áp dụng các biện pháp quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện phân đoạn người nộp thuế.
1. Các phương án phân đoạn người nộp thuế.
- Phân đoạn theo đối tượng: người nộp thuế là cá nhân; người nộp thuế là doanh nghiệp; người nộp thuế là tổ chức khác.
- Phân đoạn theo quy mô người nộp thuế (lớn, vừa, nhỏ) được xác định bằng: doanh thu hoặc tổng thu nhập; quy mô vốn, tài sản; số tiền nộp ngân sách nhà nước; lợi nhuận kế toán trước thuế; số lượng người lao động tùy thuộc vào tình hình cụ thể từng thời kỳ, địa bàn hoạt động.
- Phân đoạn theo ngành kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo quy định hiện hành.
- Phân đoạn theo loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
- Phân đoạn theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh (theo phân cấp hành chính).
- Phân đoạn theo khu vực kinh tế: khu vực kinh tế có vốn nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (tư nhân).
- Phân đoạn theo tiêu chí khác phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý thuế.
Theo đó, việc phân đoạn người nộp thuế do cơ quan thuế thực hiện trước khi thực hiện xây dựng bộ chỉ số tiêu chí, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế và áp dụng các biện pháp quản lý thuế. Các phương án phân đoạn người nộp thuế được thực hiện theo 07 phương án nêu trên.
Sau đó, Ban Quản lý rủi ro đề xuất trình Tổng cục Thuế phương án phân đoạn người nộp thuế phù hợp với việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ pháp luật thuế.
Lúc này, Cơ quan thuế các cấp sử dụng phân đoạn người nộp thuế trong việc thực hiện các biện pháp xử lý đối với các mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế.
Cục Công nghệ thông tin phối hợp với Ban Quản lý rủi ro thực hiện thiết lập, cập nhật phương án nhóm phân đoạn người nộp thuế trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.
Tổng cục Thuế hướng dẫn phân đoạn người nộp thuế như thế nào? Có mấy phương án phân đoạn người nộp thuế?
Nguyên tắc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được quy định như thế nào?
Nguyên tắc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
(1) Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động bằng ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở bộ chỉ số tiêu chí và phương pháp đánh giá đã được Tổng cục Thuế ban hành.
(2) Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả người nộp thuế.
(3) Tùy yêu cầu của nghiệp vụ quản lý thuế, mỗi phân đoạn người nộp thuế hoặc mỗi đối tượng người nộp thuế sẽ được phân loại mức độ rủi ro tổng thể và có thể được phân loại mức độ rủi ro theo các nghiệp vụ quản lý thuế.
(4) Đối với phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý thuế để thực hiện phân loại định kỳ theo số lần trong năm, một (01) lần hoặc nhiều lần, như nghiệp vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế); hoặc phân loại định kỳ theo tháng, quý và phân loại tức thời khi phát sinh hồ sơ nghiệp vụ (như nghiệp vụ hoàn thuế).
(5) Trình tự đánh giá, phân loại.
Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện theo trình tự sau:
Thứ nhất: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Thứ hai: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
Thứ ba: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.
(6) Kết quả đánh giá, phân loại.
Kết quả đánh giá, phân loại được kết xuất theo mẫu ban hành kèm theo Quy trình này và được sắp xếp theo tiêu chí dưới đây:
- Theo người nộp thuế có mức độ đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro từ cao xuống.
- Theo thứ tự các chỉ số tiêu chí có nhiều người nộp thuế vi phạm hoặc theo điểm số của từng tiêu chí từ cao xuống.
Thực hiện đánh giá, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 quy định các bước thực hiện đánh giá, phân loại, mức độ rủi ro ngừoi nộp thuế như sau:
Bước 1: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Thời gian đánh giá: Việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế được thực hiện định kỳ vào ngày 25 hàng tháng.
Thực hiện đánh giá.
- Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
+ Kết quả đánh giá:
- Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro đưa ra kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế theo mẫu số 02/QTr-QLRR và kết quả đánh giá người nộp thuế không tuân thủ pháp luật thuế theo mẫu 02-1/QTr-QLRR ban hành kèm theo Quy trình này.
- Kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được lưu tại ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để cơ quan thuế các cấp khai thác phục vụ yêu cầu quản lý thuế.
- Kết quả đánh giá người nộp thuế không tuân thủ pháp luật thuế được ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động chuyển đến chức năng kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.
Bước 2: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.
Thời gian phân loại.
Việc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện vào các ngày 15/4, 30/6, 30/9 hàng năm hoặc thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý.
Thực hiện phân loại.
- Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế.
Kết quả phân loại.
- Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro đưa ra kết quả phân loại mức độ rủi ro tổng thể của người nộp thuế theo mẫu 03/QTr-QLRR và kết quả phân loại người nộp thuế có rủi ro cao và rất cao theo mẫu 03-1/QTr-QLRR ban hành kèm theo quy trình này.
- Kết quả phân loại mức độ rủi ro tổng thể của người nộp thuế được lưu tại ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để cơ quan thuế các cấp khai thác phục vụ yêu cầu quản lý thuế.
- Kết quả phân loại người nộp thuế có rủi ro cao và rất cao được ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động chuyển đến chức năng kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế trên ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro.
Bước 3: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.
Thực hiện phân loại.
- Đối với những nghiệp vụ thực hiện phân loại định kỳ: Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro trong từng nghiệp vụ quản lý thuế vào các thời điểm định kỳ thiết lập theo quy định.
- Đối với những nghiệp vụ thực hiện phân loại khi phát sinh hồ sơ
Ngay khi phát sinh hồ sơ của từng nghiệp vụ quản lý thuế, ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro đối với nghiệp vụ quản lý thuế tương ứng với hồ sơ phát sinh.
Kết quả phân loại.
- Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro đưa ra kết quả phân loại mức độ rủi ro trong nghiệp vụ quản lý thuế của người nộp thuế theo mẫu 04/QTr-QLRR ban hành kèm theo Quy trình này đối với những nghiệp vụ thực hiện phân loại định kỳ và những nghiệp vụ thực hiện phân loại khi phát sinh hồ sơ.
- Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế được lưu tại ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để cơ quan thuế các cấp khai thác phục vụ yêu cầu quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?