Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Bộ nào? Các cơ quan thống kê ở trung ương của Tổng cục Thống kê là các cơ quan nào?
Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Bộ nào?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 10/2020/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê, điều phối hoạt động thống kê, tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Thống kê có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổng cục Thống kê có các chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê, điều phối hoạt động thống kê, tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Tổng Cục Thống kê thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 10/2020/QĐ-TTg.
Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Bộ nào? (Hình từ Internet)
Các cơ quan thống kê ở trung ương của Tổng cục Thống kê là các cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 10/2020/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê
Tổng cục Thống kê được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.
1. Cơ quan thống kê ở trung ương
a) Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê;
b) Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê;
c) Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia;
d) Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;
đ) Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng;
e) Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ;
g) Vụ Thống kê Giá;
h) Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
i) Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường;
k) Vụ Thống kê nước ngoài và Hợp tác quốc tế;
l) Vụ Tổ chức cán bộ;
m) Vụ Kế hoạch tài chính;
n) Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê;
o) Văn phòng;
p) Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê;
q) Viện Khoa học Thống kê;
r) Tạp chí Con số và Sự kiện;
s) Nhà Xuất bản Thống kê;
t) Trường Cao đẳng Thống kê;
u) Trường Cao đẳng Thống kê II.
Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm p khoản 1 Điều này là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ điểm q đến điểm u khoản 1 Điều này là tổ chức sự nghiệp.
Văn phòng Tổng cục được tổ chức 6 phòng; Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê được tổ chức 4 phòng và 4 Trung tâm.
Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, có trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan thống kê ở địa phương
a) Cục Thống kê tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục Thống kê cấp tỉnh) thuộc Tổng cục Thống kê.
Cục Thống kê cấp tỉnh được tổ chức 5 phòng.
b) Chi cục Thống kê tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chi cục Thống kê khu vực (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh.
Cục Thống kê cấp tỉnh, Chi cục Thống kê cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng; có trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan thống kê ở trung ương bao gồm các cơ quan sau:
+ Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê;
+ Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê;
+ Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia;
+ Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;
+ Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng;
+ Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ;
+ Vụ Thống kê Giá;
+ Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
+ Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường;
+ Vụ Thống kê nước ngoài và Hợp tác quốc tế;
+ Vụ Tổ chức cán bộ;
+ Vụ Kế hoạch tài chính;
+ Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê;
+ Văn phòng;
+ Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê;
+ Viện Khoa học Thống kê;
+ Tạp chí Con số và Sự kiện;
+ Nhà Xuất bản Thống kê;
+ Trường Cao đẳng Thống kê;
+ Trường Cao đẳng Thống kê II.
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê bao gồm những ai?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 10/2020/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo của Tổng cục Thống kê như sau:
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê
1. Tổng cục Thống kê có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Thống kê, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thống kê. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Tổng cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, Tổng cục Thống kê có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định về việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá mới nhất 2024? Hướng dẫn đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ra sao?
- Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng có bao gồm việc xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng trên bản đồ không?
- Nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ bị xử phạt bao nhiêu?
- Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật hợp danh không? Hồ sơ chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật hợp danh gồm những gì?
- Tổ chức tín dụng được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau bao lâu kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro?