Tổng cục Thi hành án dân sự là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác gì?
Tổng cục Thi hành án dân sự là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác gì?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định Tổng cục Thi hành án dân sự là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự được căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg như sau:
Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
...
Theo các quy định nêu trên thì Tổng cục Thi hành án dân sự là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước
Trụ sở của Tổng cục Thi hành án dân sự ở đâu?
Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự được căn cứ theo Điều 1 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg như sau:
Vị trí và chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự
...
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định nêu trên thì Tổng cục Thi hành án dân sự có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Tổng cục Thi hành án dân sự là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác gì? (Hình từ Internet)
Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định Điều 2 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 19/2023/QĐ-TTg như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự
Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thông tư, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các văn bản khác về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính;
b) Chiến lược, chương trình quốc gia, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, dự thảo báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định:
a) Thành lập, giải thể cơ quan thi hành án dân sự; các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Quản lý tổ chức, công chức của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
c) Quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính;
d) Quy định về thống kê thi hành án dân sự và thi hành án hành chính.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính sau khi được phê duyệt, ban hành.
Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
Tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm bản án, quyết định dân sự, hành chính của Tòa án và các quy định khác theo quy định của pháp luật.
....
18. Tổ chức và quản lý công tác thi đua - khen thưởng của hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
19. Thực hiện các quy định về bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
20. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
21. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?
- Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất ở đâu?
- 02 trường hợp không được gia nhập Hội công chứng viên? Hội viên Hội công chứng viên gồm những ai?
- Tố tụng dân sự là gì? Quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?