Tổng cục Môi trường là tổ chức thực hiện bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có đúng không?

Tổng cục Môi trường là tổ chức thực hiện bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có đúng không? Tổng cục Môi trường là tổ chức biên soạn Sách đỏ Việt Nam có đúng không? Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường như thế nào? - Câu hỏi của anh Hoàng Khoa đến từ Bình Thuận

Tổng cục Môi trường là tổ chức thực hiện bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có đúng không?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 15/2018/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài Khoản riêng; trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Tổng cục Môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tổng cục Môi trường thực hiện chức năng sau:

+ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước;

+ Quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Môi trường là tổ chức biên soạn Sách đỏ Việt Nam có đúng không?

Tổng cục Môi trường là tổ chức biên soạn Sách đỏ Việt Nam có đúng không? (Hình từ Internet)

Tổng cục Môi trường là tổ chức biên soạn Sách đỏ Việt Nam có đúng không?

Căn cứ vào khoản 10 Điều 2 Quyết định 15/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Môi trường về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
a) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và tổ chức thực hiện Điều tra cơ bản, kiểm kê, quan trắc, đánh giá về các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động vật, thực vật hoang dã, các nguồn gen quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Lập, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thẩm định về sự phù hợp giữa quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang bộ với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; hướng dẫn việc lồng ghép đa dạng sinh học trong các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lãnh thổ;
c) Lập, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường danh Mục, Chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi; danh Mục loài ngoại lai xâm hại; hướng dẫn việc bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực tự nhiên, sinh cảnh chưa đủ Điều kiện thành lập khu bảo tồn;
d) Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trở lên; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lập dự án và tổ chức quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia theo phân công của Chính phủ;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc kiểm soát phát tán, đánh giá khả năng xâm hại, loại bỏ các loài ngoại lai xâm hại; bảo tồn đa dạng sinh học tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn loài thuộc danh Mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi trên phạm vi cả nước;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gen;
g) Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối của Chính phủ về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
h) Hướng dẫn, kiểm tra việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học;
i) Tổ chức biên soạn Sách đỏ Việt Nam.

Như vậy, Tổng cục Môi trường là tổ chức thực hiện biên soạn Sách đỏ Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường như thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 15/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Thẩm định đánh giá tác động môi trường.
2. Vụ Quản lý chất thải.
3. Vụ Quản lý chất lượng môi trường.
4. Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra.
5. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
8. Văn phòng Tổng cục.
9. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
10. Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc.
11. Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên.
12. Cục Bảo vệ môi trường miền Nam.
13. Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường.
14. Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường.
15. Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc.
16. Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên.
17. Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam.
18. Viện Khoa học môi trường.
Tại Điều này, các tổ chức quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ Khoản 13 đến Khoản 18 là các đơn vị sự nghiệp công lập của Tổng cục.
Văn phòng Tổng cục có 05 phòng; Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học có văn phòng và 04 phòng; Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc, Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Cục Bảo vệ môi trường miền Nam có văn phòng và 03 phòng.
Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam tự bảo đảm chi thường xuyên, tự cân đối biên chế trong tổng biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường bao gồm:

- Vụ Thẩm định đánh giá tác động môi trường.

- Vụ Quản lý chất thải.

- Vụ Quản lý chất lượng môi trường.

- Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra.

- Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Văn phòng Tổng cục.

- Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.

- Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc.

- Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên.

- Cục Bảo vệ môi trường miền Nam.

- Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường.

- Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường.

- Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc.

- Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên.

- Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam.

- Viện Khoa học môi trường.

Bên cạnh đó, Điều 4 Quyết định 15/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về lãnh đạo Tổng cục Môi trường như sau:

- Tổng cục Môi trường có Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư đúng không?
Pháp luật
Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải môi trường nước mặt đối với sông, hồ trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt phải không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có phải là cơ quan Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thời hạn lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là bao lâu?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu phòng Thanh tra? Có phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư không?
Pháp luật
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những công việc gì?
Pháp luật
Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ về kiểm soát thủ tục hành chính như thế nào?
Pháp luật
Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của văn phòng Bộ được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổng cục Môi trường
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
854 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng cục Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: