Tổng cục Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý và cải thiện chất lượng môi trường?
Tổng cục Môi trường sử dụng con dấu có hình Quốc huy không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 15/2018/QĐ-TTg, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài Khoản riêng; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Môi trường có con dấu hình Quốc huy.
Tổng cục Môi trường (Hình từ Internet)
Tổng cục Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý và cải thiện chất lượng môi trường?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 2 Quyết định 15/2018/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
9. Về quản lý và cải thiện chất lượng môi trường
a) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí, ô nhiễm xuyên biên giới, mưa axit theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác giám sát diễn biến chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn ô nhiễm, có nguồn thải lớn, lưu vực sông, biển đảo, đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu vực công cộng theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện đánh giá khả năng chịu tải các chất ô nhiễm của môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc Điều tra, đánh giá, khoanh vùng cảnh báo và lập bản đồ khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra và triển khai thực hiện các dự án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm tồn lưu chất độc hóa học, dioxin, hóa chất bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường tại các đô thị, khu dân cư, vùng nông thôn miền núi, khu kinh tế, lưu vực sông và vùng ven biển thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiên cứu, Điều tra, đánh giá về sức khỏe môi trường thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
i) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc Điều tra, xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
k) Hướng dẫn, kiểm tra việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong công tác quản lý và cải thiện chất lượng môi trường thì Tổng cục Môi trường có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí, ô nhiễm xuyên biên giới, mưa axit theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác giám sát diễn biến chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn ô nhiễm, có nguồn thải lớn, lưu vực sông, biển đảo, đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu vực công cộng theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện đánh giá khả năng chịu tải các chất ô nhiễm của môi trường theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc Điều tra, đánh giá, khoanh vùng cảnh báo và lập bản đồ khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra và triển khai thực hiện các dự án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm tồn lưu chất độc hóa học, dioxin, hóa chất bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường tại các đô thị, khu dân cư, vùng nông thôn miền núi, khu kinh tế, lưu vực sông và vùng ven biển thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiên cứu, Điều tra, đánh giá về sức khỏe môi trường thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc Điều tra, xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật.
Những trung tâm nào trực thuộc Tổng cục Môi trường?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 15/2018/QĐ-TTg, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Thẩm định đánh giá tác động môi trường.
2. Vụ Quản lý chất thải.
3. Vụ Quản lý chất lượng môi trường.
4. Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra.
5. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Vụ Tổ chức cán bộ.
8. Văn phòng Tổng cục.
9. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
10. Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc.
11. Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên.
12. Cục Bảo vệ môi trường miền Nam.
13. Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường.
14. Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường.
15. Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc.
16. Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên.
17. Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam.
18. Viện Khoa học môi trường.
Tại Điều này, các tổ chức quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ Khoản 13 đến Khoản 18 là các đơn vị sự nghiệp công lập của Tổng cục.
Văn phòng Tổng cục có 05 phòng; Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học có văn phòng và 04 phòng; Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc, Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Cục Bảo vệ môi trường miền Nam có văn phòng và 03 phòng.
Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam tự bảo đảm chi thường xuyên, tự cân đối biên chế trong tổng biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
Như vậy, theo quy định trên thì có tổng 05 trung tâm trực thuộc Tổng cục Môi trường, gồm:
- Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường.
- Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường.
- Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc.
- Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên.
- Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mới nhất?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?