Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan quản lý các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có đúng không? Các Vườn Quốc gia nào thuộc quyền quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp?
Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan quản lý các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có đúng không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Lâm nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Lâm nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
3. Trụ sở của Tổng cục Lâm nghiệp đặt tại thành phố Hà Nội.
Tổng cục Lâm nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 6 Điều 2 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Lâm nghiệp về quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các loài sinh vật rừng như sau:
- Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ; chế độ quản lý, bảo vệ và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn bắt động vật rừng; công bố Danh mục các loài động, thực vật hoang dã quy định tại phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Hướng dẫn xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ trên phạm vi cả nước và kiểm tra việc thực hiện;
- Hướng dẫn việc bảo vệ hệ sinh thái rừng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng trong hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ và kiểm tra việc tổ chức thực hiện;
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh; nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
- Quản lý các khu rừng đặc dụng theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Hướng dẫn việc điều tra, đánh giá động vật, thực vật và vi sinh vật đặc hữu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan quản lý các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các Vườn Quốc gia nào thuộc quyền quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp? (Hình từ Internet)
Các Vườn Quốc gia nào thuộc quyền quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch, Tài chính.
2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
3. Vụ Pháp chế, Thanh tra.
4. Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.
5. Vụ Phát triển rừng.
6. Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp.
7. Văn phòng Tổng cục.
8. Cục Kiểm lâm.
9. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (có Đại diện CITES phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh)
10. Vườn quốc gia Tam Đảo.
11. Vườn quốc gia Ba Vì.
12. Vườn quốc gia Cúc Phương.
13. Vườn quốc gia Bạch Mã.
14. Vườn quốc gia Cát Tiên.
15. Vườn quốc gia YokDon.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này là các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 10 đến khoản 15 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục.
Văn phòng Tổng cục có 04 phòng; Cục Kiểm lâm có Văn phòng, 03 phòng, Đội Kiểm lâm đặc nhiệm và 04 Chi cục Kiểm lâm vùng.
Như vậy, các Vườn Quốc gia thuộc quyền quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp bao gồm:
+ Vườn quốc gia Tam Đảo.
+ Vườn quốc gia Ba Vì.
+ Vườn quốc gia Cúc Phương.
+ Vườn quốc gia Bạch Mã.
+ Vườn quốc gia Cát Tiên.
+ Vườn quốc gia YokDon.
Lãnh đạo của Tổng cục Lâm nghiệp bao gồm những ai?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 28/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về lãnh đạo của Tổng cục Lâm nghiệp như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Lâm nghiệp có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, Tổng cục Lâm nghiệp có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?