Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, quá cảnh thay đổi phương thức vận tải?
Niêm phong hải quan trong giám sát, quản lý hàng hóa như thế nào?
Căn cứ theo mục 1 Công văn 1869/TCHQ-GSQL năm 2022 quy định về yêu cầu niêm phong hải quan, theo đó:
“- Hàng hóa quá cảnh, hàng kinh doanh TNTX đề nghị được thay đổi phương thức vận tải tại ga Bỉm Sơn, ga Thanh Hóa phải được niêm phong hải quan theo quy định từ nơi lưu giữ hàng hóa từ cửa khẩu nhập đến ga Bỉm Sơn, ga Thanh Hóa;
- Toa xe đường sắt vận chuyển hàng hóa quá cảnh, hàng kinh doanh TNTX phải là toa xe kín có thể niêm phong hải quan, trường hợp sử dụng toa xe mui trần thì phải phủ bạt, niêm phong hải quan theo quy định.”
Thủ tục hải quan của hàng hóa tạm nhập tái xuất, quá cảnh thay đổi phương thức vận tải đối với người khai hải quan
Căn cứ theo điểm a mục 2 Công văn 1869/TCHQ-GSQL năm 2022 quy định về yêu cầu niêm phong hải quan, theo đó người khai hải quan phải:
- Thực hiện khai báo 01 tờ khai vận chuyển độc lập đối với chặng vận chuyển hàng hóa quá cảnh, hàng kinh doanh TNTX từ cửa khẩu nhập đầu tiên (cửa khẩu quốc tế Na Mèo) đến cửa khẩu xuất cuối cùng (Ga đường sắt liên vận quốc tế Lào Cai) theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29, Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
- Có văn bản đề nghị được thực hiện thay đổi phương thức vận tải tại ga Bim Sơn, ga Thanh Hóa gửi Chi cục Hải quan được giao nhiệm vụ giám sát theo phân công của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/1/2018 của Chính phủ đồng thời thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để theo dõi.
Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 1869/TCHQ-GSQL quy định về thủ tục hải quan trong công tác giám sát, quản lý đối với hàng hóa của công ty FTC Việt Nam?
Thủ tục hải quan của hàng hóa tạm nhập tái xuất, quá cảnh thay đổi phương thức vận tải đối với Chi cục Hải quan
Căn cứ theo điểm b, c, d mục 2 Công văn 1869/TCHQ-GSQL năm 2022 quy định về thủ tục hải quan đối với Chi cục Hải quan như sau:
- Đối với Chi cục Hải quan tại cửa khẩu nhập:
+ Thực hiện trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29, Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính);
+ Lập Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (03 bản), lưu 1 bản tại Chi cục, giao cho người khai hải quan 02 Bản để vận chuyển cùng hàng hóa và bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi thực hiện thay đổi phương thức vận tải (Chi cục Hải quan theo phân công của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa) để làm tiếp thủ tục theo quy định.
- Đối với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh, kinh doanh TNTX thực hiện thay đổi phương thức vận tải (Chi cục Hải quan theo phân công của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa):
+ Trường hợp chấp nhận đề nghị thay đổi phương thức vận tải, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa căn cứ biên chế hiện có, chỉ đạo Chi cục Hải quan bố trí lực lượng, kết hợp sử dụng thiết bị kỹ thuật đảm bảo hàng hóa quá cảnh, hàng kinh doanh TNTX phải chịu sự giám sát hải quan trong suốt quá trình tập kết, lưu giữ và chuyển từ phương tiện vận tải ô tô sang toa xe đường sắt tại ga Bỉm Sơn, ga Thanh Hóa theo quy định pháp luật;
+ Tiếp nhận Biên bản bàn giao từ người khai hải quan, kiểm tra các thông tin trên Biên bản bàn giao, kiểm tra tình trạng niêm phong, đối chiếu số niệm phong thực tế với số niêm phong trên Biên bản bàn giao; Nếu kết quả phù hợp thì xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao, lưu 01 bản tại Chi cục, giao 01 bản cho người khai hải quan, đồng thời FAX hồi báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập;
+ Niêm phong hàng hóa sau khi đã chuyển tải, lập biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (03 bản), lưu 01 bản tại Chi cục, giao cho người khai hải quan 02 Bản để vận chuyển cùng hàng hóa và bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định. Biên bản bàn giao phải thể hiện chi tiết số các tờ khai vận chuyển độc lập, hàng hóa của từng tờ khai vận chuyển độc lập được chuyển tải tương ứng với số hiệu toa xe, số niêm phong hải quan để Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập có cơ sở kiểm tra, theo dõi và thanh khoản tờ khai vận chuyển độc lập.
- Đối với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến (Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất):
+ Thực hiện trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29, Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính;
+Tiếp nhận Biên bản bàn giao từ người khai hải quan, kiểm tra các thông tin trên Biên bản bàn giao, kiểm tra tình trạng niêm phong, đối chiếu số niêm phong thực tế thông tin số niêm phong trên Biên bản bàn giao; kết quả phù hợp thì xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao, lưu 01 bản tại Chi cục, giao 01 bản cho người khai hải quan, đồng thời FAX hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Thanh Hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?