Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác đào tạo thường xuyên?
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 29/2017/QĐ-TTg như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) trong phạm vi cả nước;
Quản lý, thực hiện các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác đào tạo thường xuyên?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 29/2017/QĐ-TTg như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về đào tạo thường xuyên:
a) Hướng dẫn xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo thường xuyên;
b) Hướng dẫn việc thực hiện các chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; chương trình chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng; chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn và việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; học nghề, tập nghề trong doanh nghiệp;
c) Tổ chức thực hiện quy định về đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp; về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác theo quy định.
...
Theo đó, trong công tác đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Hướng dẫn xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo thường xuyên;
- Hướng dẫn việc thực hiện các chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học;
+ Chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
+ Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; chương trình chuyển giao công nghệ;
+ Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
+ Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn và việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
+ Học nghề, tập nghề trong doanh nghiệp;
- Tổ chức thực hiện quy định về đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp;
+ Về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác theo quy định.
Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những ai?
Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 4 Quyết định 29/2017/QĐ-TTg như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng Cục trưởng.
2. Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Phó Tổng Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng Cục trưởng.
- Tổng Cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
- Phó Tổng Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?