Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ?
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ?
- Có những đơn vị sự nghiệp nào trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam?
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được có tối đa bao nhiêu Phó Tổng Cục trưởng?
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ?
Căn cứ khoản 10 Điều 2 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ:
a) Tổ chức lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế giao thông vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng.
12. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ; xây dựng, triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm dịch vụ thông tin phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.
13. Thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Tổ chức lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
(2) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ? (Hình từ Internet)
Có những đơn vị sự nghiệp nào trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Đầu tư;
2. Vụ Tài chính;
3. Vụ An toàn giao thông;
4. Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ;
5. Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế;
6. Vụ Vận tải;
7. Vụ Quản lý phương tiện và người lái;
8. Vụ Tổ chức - Hành chính;
9. Vụ Pháp chế - Thanh tra;
10. Cục Quản lý xây dựng đường bộ;
11. Cục Quản lý đường bộ I;
12. Cục Quản lý đường bộ II;
13. Cục Quản lý đường bộ III;
14. Cục Quản lý đường bộ IV;
15. Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc;
16. Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Nam;
17. Trường Trung cấp Cơ giới đường bộ;
18. Trường Trung cấp Giao thông vận tải Thăng Long;
19. Trung tâm Truyền thông và Thông tin đường bộ;
20. Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 14 Điều này là đơn vị giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 15 đến khoản 20 Điều này là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục.
Cục Quản lý đường bộ I có 04 phòng, 01 đội, 08 chi cục và 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Cục Quản lý đường bộ II có 04 phòng, 01 đội, 06 chi cục và 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Cục Quản lý đường bộ III có 04 phòng, 01 đội, 05 chi cục và 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Cục Quản lý đường bộ IV có 04 phòng, 01 đội, 07 chi cục, 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ và Cụm phà Vàm Cống. Cục Quản lý xây dựng đường bộ có Văn phòng và 04 phòng.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục.
Như vậy, theo quy định thì các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam bao gồm:
(1) Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc;
(2) Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Nam;
(3) Trường Trung cấp Cơ giới đường bộ;
(4) Trường Trung cấp Giao thông vận tải Thăng Long;
(5) Trung tâm Truyền thông và Thông tin đường bộ;
(6) Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được có tối đa bao nhiêu Phó Tổng Cục trưởng?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Tổng cục như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng Cục trưởng.
Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, theo quy định thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Tổng Cục trưởng và không được có quá 04 Phó Tổng Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?