Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì về an toàn giao thông đường bộ?
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân không?
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì về an toàn giao thông đường bộ?
- Những tổ chức nào thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì về an toàn giao thông đường bộ?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về an toàn giao thông đường bộ:
a) Xây dựng trình Bộ trưởng đề án, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường bộ theo phân công của Bộ trưởng;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước;
d) Tổ chức thẩm định an toàn giao thông trong xây dựng, quản lý và bảo trì đường bộ;
đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức điều tra tai nạn lao động xảy ra trên phương tiện vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
10. Về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ:
a) Tổ chức lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, về an toàn giao thông đường bộ thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề án, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
(2) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường bộ theo phân công của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
(3) Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước;
(4) Tổ chức thẩm định an toàn giao thông trong xây dựng, quản lý và bảo trì đường bộ;
(5) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động;
Tổ chức điều tra tai nạn lao động xảy ra trên phương tiện vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Những tổ chức nào thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Đầu tư;
2. Vụ Tài chính;
3. Vụ An toàn giao thông;
4. Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ;
5. Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế;
6. Vụ Vận tải;
7. Vụ Quản lý phương tiện và người lái;
8. Vụ Tổ chức - Hành chính;
9. Vụ Pháp chế - Thanh tra;
10. Cục Quản lý xây dựng đường bộ;
11. Cục Quản lý đường bộ I;
12. Cục Quản lý đường bộ II;
13. Cục Quản lý đường bộ III;
14. Cục Quản lý đường bộ IV;
15. Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc;
16. Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Nam;
17. Trường Trung cấp Cơ giới đường bộ;
18. Trường Trung cấp Giao thông vận tải Thăng Long;
19. Trung tâm Truyền thông và Thông tin đường bộ;
20. Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 14 Điều này là đơn vị giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 15 đến khoản 20 Điều này là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục.
Cục Quản lý đường bộ I có 04 phòng, 01 đội, 08 chi cục và 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Cục Quản lý đường bộ II có 04 phòng, 01 đội, 06 chi cục và 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Cục Quản lý đường bộ III có 04 phòng, 01 đội, 05 chi cục và 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Cục Quản lý đường bộ IV có 04 phòng, 01 đội, 07 chi cục, 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ và Cụm phà Vàm Cống. Cục Quản lý xây dựng đường bộ có Văn phòng và 04 phòng.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục.
Như vậy, những tổ chức giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
(1) Vụ Kế hoạch - Đầu tư;
(2) Vụ Tài chính;
(3) Vụ An toàn giao thông;
(4) Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ;
(5) Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế;
(6) Vụ Vận tải;
(7) Vụ Quản lý phương tiện và người lái;
(8) Vụ Tổ chức - Hành chính;
(9) Vụ Pháp chế - Thanh tra;
(10) Cục Quản lý xây dựng đường bộ;
(11) Cục Quản lý đường bộ I;
(12) Cục Quản lý đường bộ II;
(13) Cục Quản lý đường bộ III;
(14) Cục Quản lý đường bộ IV.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?