Tổng công ty lương thực miền Bắc sẽ bị giải thể trong những trường hợp nào? Trình tự, thủ tục giải thể như thế nào?
Tổng công ty lương thực miền Bắc sẽ bị giải thể trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 67 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP thì Tổng công ty lương thực miền Bắc sẽ bị giải thể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ Tổng công ty mà không có quyết định gia hạn;
(2) Bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp;
(3) Kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại Tổng công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;
(4) Tổng công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
(5) Tiếp tục duy trì Tổng công ty là không cần thiết.
Tổng công ty lương thực miền Bắc sẽ bị giải thể trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc giải thể Tổng công ty lương thực miền Bắc phải trình cho cơ quan nào xem xét, quyết định?
Căn cứ Điều 24 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của Hội đồng thành viên như sau:
Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên
...
2. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh vốn điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; việc điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty.
...
Theo đó, Hội đồng thành viên Tổng công ty lương thực miền Bắc cần đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giải thể Tổng công ty.
Tổng công ty lương thực miền Bắc thực hiện giải thể theo trình tự thủ tục như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 67 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục giải thể công ty như sau:
Giải thể Tổng công ty
...
4. Trình tự và thủ tục giải thể Tổng công ty được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Theo đó, trình tự và thủ tục giải thể Tổng công ty được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Từ quy định trên, có thể dẫn chiếu Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự và thủ tục giải thể công ty như sau:
Bước 1: Tổng công ty thông qua nghị quyết, quyết định giải thể . Nghị quyết, quyết định giải thể Tổng công ty phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của Tổng công ty;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của Tổng công ty;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ, tên, chữ ký của, chủ sở hữu, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Bước 2: Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản Tổng công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong Tổng công ty.
Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổng công ty.
Trường hợp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan.
Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng của Tổng công ty rên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);
Bước 5: Tổng công ty phải thanh toán các khoản nợ theo thứ tự như sau:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác;
Bước 6: Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể và các khoản nợ, phần còn lại chia cho các thành viên, chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp.
Bước 7: Người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
Bước 8: Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ Tổng công ty hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể; Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của Tổng công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Yêu cầu về trình độ đối với giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số? Quyền và nhiệm vụ của giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số?
- Mẫu thư chúc Tết của Chủ tịch xã? Thư chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ của Chủ tịch xã gửi đến người dân?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bình Thuận mới nhất? Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bình Thuận?
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nguyên giá bao nhiêu thì được xem là tài sản cố định?
- Hướng dẫn cách sử dụng pháo hoa Bộ Quốc phòng năm 2025 chi tiết như thế nào? Các dàn pháo sử dụng ra sao?