Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có phải là Tổng công ty Nhà nước không? Ai có quyền quyết định thành lập Tổng công ty đó?
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có phải là Tổng công ty Nhà nước không? Ai có quyền quyết định thành lập Tổng công ty đó?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phê chuẩn kèm theo Nghị định 38-CP năm 1995 quy định như sau:
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết dịnh thành lập gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong ngành Dầu khí.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết dịnh thành lập gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong ngành Dầu khí.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có phải là Tổng công ty Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phê chuẩn kèm theo Nghị định 38-CP năm 1995 quy định như sau:
Tổng công ty có:
- Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành;
- Vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý;
- Con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong nước và nước ngoài;
- Bảng cân đối tài sản riêng, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có:
- Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành;
- Vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý;
- Con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong nước và nước ngoài;
- Bảng cân đối tài sản riêng, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có quyền chuyển nhượng và cho thuê tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty không?
Theo quy định tại Điều 7 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phê chuẩn kèm theo Nghị định 38-CP năm 1995 quy định như sau:
1. Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, vùng biển, tài nguyên và nguồn lực khác của Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao cho Tổng công ty trong từng thời kỳ.
2. Tổng công ty có quyền phân giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Tổng công ty đã nhận của Nhà nước; điều chỉnh những nguồn lực đã phân giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng công ty.
3. Tổng công ty có quyền đầu tư, liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
4. Tổng công ty có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty, trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai, vùng biển, tài nguyên thuộc quyền quản lý của Tổng công ty thì thực hiện theo pháp luật.
Do đó, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty.
Trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai, vùng biển, tài nguyên thuộc quyền quản lý của Tổng công ty thì thực hiện theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn bao gồm những cơ quan nào? Phải chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về điều gì?
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là cơ quan nào? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bất thường khi nào?
- Mẫu bản cam kết phòng chống bạo lực học đường của học sinh trung học là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã miền núi, vùng cao và hải đảo là gì?
- Tòa án ra quyết định buộc thi hành án hành chính trong trường hợp nào? Có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu Tòa án ra quyết định không?