Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
Nội dung quản lý biên chế của hệ thống chính trị gồm những gì?
Nội dung quản lý biên chế của hệ thống chính trị được quy định tại Điều 3 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 bao gồm:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chủ trương, chính sách, quy định, quyết định và các văn bản liên quan về quản lý biên chế.
- Quyết định giao biên chế cho cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trong phạm vi quản lý.
- Phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện giao, quản lý biên chế theo quy định của Đảng, Nhà nước.
Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế? (Hình từ Internet)
Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 về nguyên tắc quản lý biên chế của hệ thống chính trị như sau:
Nguyên tắc quản lý biên chế
1. Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo quản lý biên chế trong hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm quản lý biên chế theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết.
3. Giao chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính, cải cách chính sách tiền lương.
4. Tăng cường phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác quản lý, sử dụng biên chế. Chỉ thực hiện tăng chỉ tiêu biên chế khi được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức mới, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.
Như vậy, tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết.
Lưu ý: Giao chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định theo nguyên tắc sau:
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính, cải cách chính sách tiền lương.
Cơ quan nào được giao thẩm quyền quản lý biên chế của hệ thống chính trị?
Các cơ quan được giao thẩm quyền quản lý biên chế của hệ thống chính trị được quy định tại Điều 6 Quy định 70-QĐ/TW năm 2022 như sau:
(1) Trách nhiệm trong phạm vi lãnh đạo, quản lý theo quy định:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định, nhiệm vụ, giải pháp và quyết định của Bộ Chính trị về biên chế.
- Tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế về chỉ tiêu biên chế theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết. Căn cứ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyết định của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo để triển khai giao biên chế cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị.
- Kiểm tra, giám sát công tác quản lý biên chế ở các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị.
(2) Thẩm quyền giao, quản lý biên chế các cơ quan:
- Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo về tổng biên chế, công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị; trực tiếp quản lý biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.
- Đảng đoàn Quốc hội trực tiếp quản lý biên chế các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
- Ban cán sự đảng Chính phủ trực tiếp quản lý biên chế các bộ; cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; đơn vị sự nghiệp ở Trung ương; hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Văn phòng Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước quản lý biên chế cơ quan Văn phòng Chủ tịch nước.
- Quân ủy Trung ương trực tiếp quản lý biên chế Quân đội.
- Đảng ủy Công an Trung ương trực tiếp quản lý biên chế Công an.
- Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp quản lý biên chế các Tòa án nhân dân.
- Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp quản lý biên chế ngành Kiểm sát.
- Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước trực tiếp quản lý biên chế Kiểm toán Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?