Tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được xác định như thế nào?
Tổn thất về cơ hội kinh doanh là gì?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Tại đây
Tại Điều 73 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về tổn thất về cơ hội kinh doanh như sau:
Tổn thất về cơ hội kinh doanh
1. Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trong kinh doanh; số lượng khách hàng sử dụng;
b) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua quảng cáo, tiếp thị có sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua việc cho người khác thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình;
d) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, chuyển nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan cho người khác;
đ) Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp gây ra.
2. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra.
Theo đó, tổn thất về cơ hội kinh doanh là một trong những thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Cụ thể, tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu nhưng không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra.
Tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được xác định như thế nào?
Tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Căn cứ Điều 73 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm các trường hợp sau:
- Tốn thất từ khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trong kinh doanh; số lượng khách hàng sử dụng;
- Tốn thất từ khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua quảng cáo, tiếp thị có sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tốn thất từ khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua việc cho người khác thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình;
- Tốn thất từ khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, chuyển nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan cho người khác;
- Tốn thất từ cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp gây ra.
Chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 78 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:
a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan);
b) Tài liệu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi âm, ghi hình đối tượng bị xem xét;
c) Bản giải trình, so sánh giữa đối tượng bị xem xét với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
d) Biên bản, lời khai, vi bằng, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
2. Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
Theo đó, chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tài liệu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi âm, ghi hình đối tượng bị xem xét;
- Bản giải trình, so sánh giữa đối tượng bị xem xét với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
- Biên bản, lời khai, vi bằng, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét hạnh kiểm học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025 các cấp? Lời nhận xét hạnh kiểm của học sinh cuối học kì 1?
- Lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT Nghị định 168? Không chấp hành hiệu lệnh phạt bao nhiêu?
- Lịch thi đấu LCP 2025 LMHT mới nhất? Việt Nam có mấy đội tham gia LCP 2025? LMHT là môn thi đấu tại SEA Games đúng không?
- Kịch bản họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm học 2024 2025 các cấp? Nội dung họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm học 2024 2025?
- Lệ phí môn bài bậc 3 bao nhiêu tiền 2025? Hướng dẫn nộp lệ phí môn bài năm 2025 online như thế nào?