Tôn chỉ mục đích của Hội Xuất bản Việt Nam là gì? Hội Xuất bản Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Tôn chỉ mục đích của Hội Xuất bản Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Xuất bản Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 599/QĐ-BNV năm 2012, có quy đinh về tôn chỉ mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội Xuất bản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm công tác xuất bản, phát hành sách và các lĩnh vực liên quan, tự nguyện đóng góp trí tuệ, sức lực nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc xây dựng và không ngừng phát triển sự nghiệp xuất bản của Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì tôn chỉ mục đích của Hội Xuất bản Việt Nam là Tôn chỉ mục đích của Hội Xuất bản Việt Nam là là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm công tác xuất bản, phát hành sách và các lĩnh vực liên quan, tự nguyện đóng góp trí tuệ, sức lực nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc xây dựng và không ngừng phát triển sự nghiệp xuất bản của Việt Nam.
Hội Xuất bản Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Xuất bản Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Xuất bản Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 599/QĐ-BNV năm 2012, có quy đinh về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp, đoàn kết những người làm công tác xuất bản, phát hành sách, các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất bản nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp xuất bản Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động, xuất bản, huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp xuất bản ngày càng phát triển theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho hội viên về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công nghệ, khoa học quản lý và nghiệp vụ xuất bản.
4. Phổ biến, huấn luyện kiến thức khoa học về nghiệp vụ xuất bản cho hội viên, cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật. Vận động hội viên ứng dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ và quản lý nhằm nâng cao chất lượng xuất bản phẩm.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, các tổ chức của Hội và các tác giả khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật.
6. Mở rộng hợp tác với các tổ chức xuất bản và phát hành sách trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
7. Phát triển hội viên mới.
Như vậy, theo quy địn trên thì Hội Xuất bản Việt Nam có những nhiệm vụ như sau:
- Tập hợp, đoàn kết những người làm công tác xuất bản, phát hành sách, các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất bản nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp xuất bản Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động, xuất bản, huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp xuất bản ngày càng phát triển theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho hội viên về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công nghệ, khoa học quản lý và nghiệp vụ xuất bản.
- Phổ biến, huấn luyện kiến thức khoa học về nghiệp vụ xuất bản cho hội viên, cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật. Vận động hội viên ứng dụng những tiến bộ về khoa học, công nghệ và quản lý nhằm nâng cao chất lượng xuất bản phẩm.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, các tổ chức của Hội và các tác giả khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng hợp tác với các tổ chức xuất bản và phát hành sách trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Phát triển hội viên mới
Hội Xuất bản Việt Nam có được thành lập pháp nhân thuộc Hội không?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Xuất bản Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 599/QĐ-BNV năm 2012, có quy đinh về quyền của Hội như sau:
Quyền của Hội
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuyên truyền mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội viên, hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hội.
6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
8. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung, hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Xuất bản Việt Nam có quyền thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?