Tôn chỉ mục đích của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là gì? Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Tôn chỉ mục đích của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là gì? Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc gì?
Tôn chỉ mục đích của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được quy định tại Điều 1 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên, Hội công chứng viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Hội công chứng viên) là hội viên của Hiệp hội trong phạm vi cả nước;
- Thực hiện chế độ tự quản nhằm xây dựng các giá trị, chuẩn mực của công chứng viên Việt Nam;
- Phát triển đội ngũ công chứng viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục vụ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 có quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hiệp hội
Hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ này; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật; tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam banh hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tôn chỉ mục đích của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là gì? Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 có quy định như sau:
Địa vị pháp lý của Hiệp hội
1. Hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên trong phạm vi toàn quốc; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.
2. Tên giao dịch quốc tế của Hiệp hội bằng tiếng Anh là Vietnam Notary Association (viết tắt là VNA).
3. Trụ sở của Hiệp hội được đặt tại Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Như vậy, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.
Nhiệm vụ quyền hạn của Hiệp hội của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được quy định tại Điều 4 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam banh hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023, cụ thể như sau:
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và theo quy định của pháp luật.
- Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ này.
- Ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát hội viên trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên là công chứng viên khi hành nghề công chứng; quản lý Quỹ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ này; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ Nghị quyết, Quyết định, Quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ này; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật.
- Báo cáo Bộ Tư pháp về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả Đại hội nhiệm kỳ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam banh hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu của lãnh đạo tại lễ mừng thọ người cao tuổi đầu xuân? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định thuộc về ai?
- Phế liệu thủy tinh nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đầy đủ, chi tiết?
- Huân chương sao vàng mới nhất 2025? Mức tiền thưởng Huân chương Sao vàng mới nhất 2025 là bao nhiêu?