Mở thẻ tín dụng, cách mở thẻ tín dụng như thế nào? Điều kiện mở thẻ là gì? Thẻ tín dụng gắn chip hiện nay là như thế nào?
Thẻ tín dụng là gì?
Hiện nay thẻ tín dụng rất phổ biến đối với chúng ta, nhất là trong thời điểm ứng dụng công nghệ số bây giờ. Nhiều người còn lầm tưởng giữa thẻ ghi nợ với thẻ tín dụng là một.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định cụ thể khái niệm về thẻ tín dụng như sau:
"Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ."
Theo cách hiểu đơn giản hơn, nếu anh/chị được cấp thẻ tín dụng trong thẻ đã có sẵn hạn mức ví dụ là 10.000.000 VNĐ thì trong 1 tháng đó anh/chị sẽ được chi tiêu thoải mái trong hạn mức 10.000.000, khi đến kỳ sao kê hàng tháng anh/chị đã sử dụng với số tiền bao nhiêu thì anh/chị thanh toán lại cho ngân hàng đúng với số tiền đã sử dụng đó.
Đối với thẻ ghi nợ được khái niệm tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN cụ thể như sau:
"Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài Khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ."
Theo cách gọi thông thường hiện nay: Thẻ tín dụng có nghĩa là: sử dụng thẻ để thanh toán trước trả tiền lại sau cho ngân hàng. Còn thẻ ghi nợ: Có tiền trong thẻ mới dùng để thanh toán được.
Thẻ tín dụng gắn chip
Thẻ tín dụng gắn chip là gì?
Thẻ tín dụng gắn chip hay còn được gọi là "thẻ thông minh". Thẻ có gắn một vi mạch trên bề mặt thẻ, đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thẻ chip và thẻ băng từ. Đối với thẻ chip, dữ liệu giao dịch gồm dữ liệu được lưu cố định tại chip (Mặt trước thẻ) và mật mã giao dịch thay đổi theo mỗi giao dịch.
Theo như quy định tại Công văn 8458/NHNN-TT năm 2021, kể từ ngày 01/01/2022 chính thức áp dụng chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip.
Để mở thẻ tín dụng thì cần những điều kiện gì?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN và điểm b khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định những người nào được sử dụng thẻ:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Việc cấp tín dụng qua thẻ phải thỏa các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 19/2016/TT-NHNN (được bổ sung bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN), cụ thể:
- Được thực hiện theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và các văn bản thỏa thuận khác về việc cấp tín dụng giữa Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) với chủ thẻ (nếu có);
- TCPHT phải có quy định nội bộ về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phù hợp với quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, điều kiện, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn trả nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu, lãi suất áp dụng, phương thức tính lãi tiền vay, thứ tự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay, phí phạt khoản nợ quá hạn, mục đích vay, quy trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng qua thẻ theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng, các biện pháp áp dụng thu hồi nợ để đảm bảo trách nhiệm các bộ phận tại TCPHT trong quá trình thu hồi nợ (sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN);
- TCPHT xem xét và quyết định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng cho chủ thẻ đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau:
+ Chủ thẻ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Thông tư này và không thuộc đối tượng không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN);
+ Chủ thẻ sử dụng tiền vay đúng Mục đích và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn;
- TCPHT xem xét và yêu cầu chủ thẻ áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật
- Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
- Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ do TCPHT xác định theo quy định nội bộ của TCPHT về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng và tối đa là 01 (một) tỷ đồng Việt Nam;
- Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 (năm trăm) triệu đồng Việt Nam.
Như vậy, để mở thẻ tín dụng cần có 2 điều kiện chính: Thứ 1 phải đủ độ tuổi pháp luật quy định; Thứ 2 đúng mục đích sử dụng và có khả năng tài chính trả nợ đúng hạn. Theo như thông tin anh/chị cung cấp, thì hiện tại anh/chị chỉ thoả đủ điều kiện thứ 1. Riêng đối với điều kiện thứ 2 thì anh/chị chưa thỏa, do anh/chị hiện tại chưa có thu nhập và khả năng tài chính ổn định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?