Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xác định bị hại và tài sản chiếm đoạt trong tình huống cụ thể như thế nào?
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xác định bị hại và tài sản chiếm đoạt trong tình huống cụ thể như thế nào?
- Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt 12 năm tù thì thời hiệu thi hành bản án là bao lâu?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xác định bị hại và tài sản chiếm đoạt trong tình huống cụ thể như thế nào?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trong tình huống trên:
- A phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Về mặt khách quan:
Về hành vi: A Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản cụ thể là lợi dụng việc anh B đi công tác xa chưa nhận giấy tờ và nhờ A làm giúp thủ tục sang tên nên A chủ động tìm gặp và bán thửa đất trên cho anh C với giá 3,5 tỷ đồng.
Về giá trị tài sản chiếm đoạt là 3,5 tỷ đồng (tiền mua đất mà C trả cho A).
+ Về mặt khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác cụ thể là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của anh C.
+ Về mặt chủ quan: A thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
+ Về mặt chủ thể: A hiện hành vi phạm tội khi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Bị hại là anh C vì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và anh B được xác lập trước và hợp pháp theo quy định tại Điều 117 và Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 (Hợp đồng đã được công chứng, chứng thực, anh B đã thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền, A đã nhận đủ tiền). Việc A tiếp tục bán đất cho anh C là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của anh C.
- Tài sản bị chiếm đoạt là số tiền 3,5 tỷ đồng mà A đã nhận của anh C.
Tải về Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung Tải
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Hình từ Internet)
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
...
Theo đó, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt 12 năm tù thì thời hiệu thi hành bản án là bao lâu?
Thời hiệu thi hành bản án được quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt 12 năm tù thì thời hiệu thi hành bản án là 10 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?