Tội đầu cơ được pháp luật quy định như thế nào? Đầu cơ khẩu trang y tế trong mùa dịch bệnh có chịu trách nhiệm hình sự không?

Trong những ngày dịch bệnh còn căng thẳng, xuất hiện khá nhiều tình trạng đầu cơ khẩu trang y tế, nhiều người mua vét khẩu trang nhầm bán lại với giá cao. Như vậy cho tôi hỏi pháp luật quy định thế nào đối với tội đầu cơ vậy ạ? Đầu cơ khẩu trang y tế có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Mong nhận được phản hồi, xin cảm ơn!

Đầu cơ và đầu tư khác nhau như thế nào?

Về đầu cơ, chính là hành vi tận dụng cơ hội của thị trường hay kỳ vọng một sự kiện có thể xảy ra và gây biến động giá xảy ra ở tương lai hoặc mau vét hàng hóa, tạo sự khan hiếm để tích lũy số lượng lớn một số loại tài sản như: chứng khoán, cổ phiếu, bất động sản, hàng hóa,...) và bán lại với giá cao hơn để thu lợi nhuận cao. Trong thực trạng dịch bệnh hiện nay, nếu hàng hóa khan hiếm việc đầu cơ có thể gây nguy hại cho xã hội.

Hoàn toàn khác với đầu tư, khi đầu cơ hướng tới lợi nhuận trong một thời gian ngắn hạn thì đầu tư lại hướng tới những kế hoạch dài hạn như khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, quy định: "Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh." Như vậy về bản chất đầu tư là việc bỏ vốn ở hiện tại để mong thu lại lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.

Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett đã từng giải thích về hai khái niệm này như sau: “Cách thực sự đơn giản phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ là kiểm tra xem bạn có quan tâm ngày mai thị trường có mở cửa hay không. Khi tôi mua một cổ phiếu, tôi sẽ không bận tâm đến chuyện họ có đóng cửa thị trường chứng khoán trong một vài năm nữa hay không. Tôi quan tâm đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quan tâm đến việc liệu doanh nghiệp ấy có mang lại lợi suất cho mình trong tương lai hay không. Nếu quan tâm đến thị trường, tôi sẽ là người đầu cơ vì tôi quan tâm đến việc giá lên hay xuống trong phiên ngày mai. Thực sự thì bạn không thể biết chính xác giá có tăng hay không”.

Tội đầu cơ được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Hành vi đầu cơ có thể gây nguy hại cho kinh tế xã hội cũng như đời sống người dân nên nó được quy định về tội đầu vơ trong pháp luật hình sự, cụ thể tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

- Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, người đầu cơ sẽ chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất của khung là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định tại khung này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

Khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế

Đầu cơ khẩu trang y tế trong mùa dịch bệnh Covid-19 có chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo như các quy định về tội đầu cơ được pháp luật hình sự quy định, đầu cơ khẩu trang y tế trong mùa dịch bệnh Covid-19 hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm hình sự. Vì khẩu trang y tế là mặt hàng bình ổn giá và thiết yếu trong mùa dịch Covid-19 đang diễn ra ngày càng căng thẳng trên phạm vi thế giới. Hiện nay, các thiết bị y tế đang bị thiếu hụt. Nhu cầu được đẩy lên cao khiến cho các cá nhân, tổ chức thực hiện đầu cơ ngắn hạn nhầm thu lợi nhuận cao bất thường. Như vậy, các doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế có hành vi đầu cơ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đầu cơ?

Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định mức xử phạt về hành vi đầu cơ hàng hóa như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;

+ Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

- Hình thức xử phạt bổ sung (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022):

+ Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đầu cơ khẩu trang y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tội đầu cơ được pháp luật quy định như thế nào? Đầu cơ khẩu trang y tế trong mùa dịch bệnh có chịu trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đầu cơ khẩu trang y tế
1,643 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đầu cơ khẩu trang y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đầu cơ khẩu trang y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào