Toàn bộ bảng lương giáo viên mới từ 01/7/2024 được thiết kế cơ cấu tiền lương mới như thế nào?
Toàn bộ bảng lương giáo viên mới từ 01/7/2024 được thiết kế cơ cấu tiền lương mới như thế nào?
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đưa ra nội dung cải cách về việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới đối với viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Đồng thời, thiết kế cơ cấu tiền lương mới viên chức gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì toàn bộ bảng lương giáo viên mới được thiết kế cơ cấu tiền lương như sau:
Lương giáo viên = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%) (nếu có) |
Đồng thời theo Nghị quyết 27 thì bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp) (nếu có).
Toàn bộ bảng lương giáo viên mới từ 01/7/2024 được thiết kế cơ cấu tiền lương mới như thế nào? (Hình từ internet)
Bảng lương mới từ 01/7/2024 của giáo viên thay đổi về mức lương thấp nhất, cao nhất ra sao?
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương thì giáo viên chức được xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của viên chức giáo viên được tính như sau:
Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở |
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, chi tiết bảng lương giáo viên hiện nay áp dụng đến 30/6/2024 như sau:
(1) Lương giáo viên mầm non:
(2) Lương giáo viên tiểu học:
(3) Lương giáo viên THCS
(4) Lương giáo viên THPT
Theo đó, mức lương giáo viên cao nhất hiện nay là 12.204.000 đồng/tháng. Mức lương giáo viên thấp nhất hiện nay là 3.780.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
(1) Mức lương thấp nhất từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương:
Từ ngày 1/7/2024, giáo viên sẽ không tính lương theo (hệ số x mức lương cơ sở) như hiện nay mà được thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm gồm một bảng lương chức vụ và một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Giáo viên sẽ được thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp.
Trong đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Nghĩa là lương giáo viên = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%). |
Từ 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương thấp nhất của giáo viên sẽ có thể cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng.
Đến năm 2025, mức lương thấp nhất của giáo viên cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Mục tiêu cuối cùng là đến năm 2030, mức lương thấp nhất của giáo viên phải bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
(2) Mức lương cao nhất từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương:
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết theo phương án cải cách tiền lương từ 1/7/2024 sắp tới, dự kiến tăng mức lương bình quân chung lên 30% cho cán bộ, công chức, viên chức (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%. Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.
Theo đó, từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương dự kiến tăng mức lương bình quân chung lên 30% cho cán bộ, công chức, viên chức (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Đồng thời từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm. Do đó, mức lương giáo viên từ 01/7/2024 sau cải cách tiền lương dự kiến tăng cao dẫn đến mức lương cao nhất của giáo viên sẽ vượt xa con số 12.204.000 đồng/tháng như hiện nay.
*Lưu ý: Mức lương nêu trên là mức lương áp dụng đối với giáo viên trong khu vực công khi thực hiện cải cách tiền lương. Riêng giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì sẽ được điều chỉnh lương tối thiểu vùng và được trả lương theo thỏa thuận giữa trường học với giáo viên đó gắn với năng suất và kết quả lao động.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Lương giáo viên từ 01/7/2024 khi cải cách theo Nghị quyết 27 có thêm hai khoản phụ cấp mới nào?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 xuất hiện hai 02 khoản phụ cấp mới sau:
(1) Phụ cấp theo nghề trên cơ sở gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Khoản phụ cấp này áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
(2) Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn trên cơ sở gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, có thể thấy bảng lương giáo viên khu vực công thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ xuất hiện hai khoản phụ cấp mới là phụ cấp theo nghề và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì hai khoản phụ cấp trên được xem như mới về "tên gọi" vì sự xuất hiện mới của hai khoản phụ cấp là dựa trên việc gộp các khoản phụ cấp cũ hiện có. Việc thực hiện chi tiết hai khoản phụ cấp mới này khi cải cách tiền lương cần phải đợi văn bản hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?