Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo yêu cầu của đương sự trong vụ án hành chính thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá được xác định như thế nào?
- Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo yêu cầu của đương sự trong vụ án hành chính thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá được xác định như thế nào?
- Đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu định giá tài sản phải nộp chi phí định giá trong thời hạn bao nhiêu ngày từ ngày nhận được thông báo của Tòa án?
- Chi phí định giá tài sản trong tố tụng hành chính được xác định có mấy loại chi phí?
Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo yêu cầu của đương sự trong vụ án hành chính thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá được xác định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 giải thích thì Chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc định giá do Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 42 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản như sau:
Nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản được xác định như sau:
...
4. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật tố tụng hành chính thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá được xác định như sau:
a) Mỗi bên đương sự phải nộp một nửa chi phí định giá; nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá của Tòa án là có căn cứ;
b) Tòa án trả chi phí định giá, nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá của Tòa án là không có căn cứ;
...
Trường hợp Toà án ra quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự hoặc khi Toà án xét thấy cần thiết quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Tố tụng hành chính 2010 nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi khoản 3 Điều 91 Luật Tố tụng hành chính 2015, cụ thể như sau:
Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
..
3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các đương sự đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
c) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản;
d) Người khởi kiện thỏa thuận với tổ chức thẩm định giá để thẩm định giá tài sản theo mức giá cao hơn so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm thu lợi bất chính từ tài sản của Nhà nước hoặc người bị kiện thỏa thuận với tổ chức thẩm định giá để thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp hơn so với giá thị trường nhằm trốn tránh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá có vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Như vậy, trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo yêu cầu của đương sự trong vụ án hành chính thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá được xác định như sau:
- Mỗi bên đương sự phải nộp một nửa chi phí định giá. Nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá của Tòa án là có căn cứ;
- Tòa án trả chi phí định giá, nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá của Tòa án là không có căn cứ.
Nghĩa vụ nộp chi phí định giá (Hình từ Internet)
Đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu định giá tài sản phải nộp chi phí định giá trong thời hạn bao nhiêu ngày từ ngày nhận được thông báo của Tòa án?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Thanh toán chi phí định giá tài sản như sau:
Thanh toán chi phí định giá tài sản
1. Sau khi có kết quả định giá, Hội đồng định giá, tổ chức định giá tài sản thông báo cho Tòa án, người yêu cầu định giá về chi phí định giá tài sản.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho người yêu cầu định giá biết để đến Tòa án nộp chi phí định giá tài sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu định giá tài sản phải nộp chi phí. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.
Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí định giá đã nộp chưa đủ chi phí thì phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp vượt quá chi phí định giá thì được trả lại phần tiền chênh lệch.
3. Người đã thanh toán chi phí định giá tài sản mà không có nghĩa vụ nộp theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh này được hoàn trả chi phí định giá đã nộp.
Việc thanh toán chi phí định giá tài sản thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, đương sự trong vụ án hành chính yêu cầu định giá tài sản phải nộp chi phí. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.
Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí định giá đã nộp chưa đủ chi phí thì phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó. Nếu số tiền tạm ứng đã nộp vượt quá chi phí định giá thì được trả lại phần tiền chênh lệch.
Chi phí định giá tài sản trong tố tụng hành chính được xác định có mấy loại chi phí?
Căn cứ theo Điều 41 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Chi phí định giá tài sản như sau:
Chi phí định giá tài sản
Chi phí định giá tài sản được xác định theo quy định tại Điều 35 của Pháp lệnh này.
Theo đó, chi phí định giá tài sản trong tố tụng hành chính được xác định theo quy định tại Điều 35 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012, cụ thể như sau:
Chi phí định giá tài sản
1. Căn cứ tính chất của đối tượng định giá, chi phí định giá tài sản bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện định giá;
b) Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá;
c) Chi phí vật tư tiêu hao;
d) Chi phí sử dụng dịch vụ cần thiết khác;
đ) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ tính chất của đối tượng định giá, chi phí định giá tài sản trong tố tụng hành chính gồm một hoặc một số chi phí cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?
- Nghị định 172 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
- Cho trẻ em xem phim hoạt hình 18+ gây rối loạn tâm thần và hành vi của trẻ thì bị phạt mấy năm tù?
- Toàn văn Nghị định 178 2024 về chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy? Nghị định 178 năm 2024 pdf?
- Dịch vụ công trực tuyến một phần là gì? Danh mục và thông tin dịch vụ công trực tuyến được cập nhật ở đâu?